Nhà nghiên cứu lý thuyết Jens Norskov tại Phòng thí nghiệm máy gia tốc quốc gia của Đại học Stanford (SLAC) thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và nhóm nghiên cứu đứng đầu là Ib Chorkendorff và Soren Dahl tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch mới đây đã công bố các kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Nature Materials.
Nhà nghiên cứu lý thuyết Jens Norskov tại Phòng thí nghiệm máy gia tốc quốc gia của Đại học Stanford (SLAC) thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và nhóm nghiên cứu đứng đầu là Ib Chorkendorff và Soren Dahl tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch mới đây đã công bố các kết quả nghiên cứu trên Tạp chí Nature Materials.
Theo đó, họ đã phát triển chất xúc tác molypđen sunfua giá rẻ để thay thế cho bạch kim, chất xúc tác thường dùng cho nhiên liệu hydro nhưng lại rất đắt tiền. Kết quả nghiên cứu mở đường cho việc sản xuất nhiên liệu hydro giá thành rẻ từ ánh nắng mặt trời và nước.
Hydro là nhiên liệu có mật độ năng lượng đậm đặc và sạch chỉ thải ra nước trong quá trình đốt cháy. Tuy nhiên, một số phương pháp sản xuất hydro lại gây ra một số tác động tiêu cực đến khí quyển. Hầu hết hydro được sản xuất hiện nay đều theo đường khí thiên nhiên thông qua quy trình trùng chỉnh (reforming) metan bằng hơi nước (SMR). Quá trình này phát thải lượng lớn CO2 gây nóng lên trong khí quyển. Phương pháp thay thế hiệu quả nhất để sản xuất nhiên liệu hydro bắt nguồn từ việc sử dụng ánh nắng mặt trời và nước, đây là quy trình quang điện hóa hay tách nước quang điện hóa.
Theo tin tức mới đưa trên trang web EurekAlert, việc phát hiện ra molypđen sunfua mở ra triển vọng mới trong việc phát triển nhiên liệu hydro. Đây này là một bước phát triển quan trọng trong nỗ lực của toàn thế giới để “bắt chước” cách các nhà máy sản xuất nhiên liệu từ ánh nắng mặt trời, một bước chủ yếu trong việc hình thành nền kinh tế năng lượng xanh.
DT (Theo Vista)