Giải quyết ô nhiễm bụi: Không thể “đơn thương độc mã”

Thứ ba, 24/05/2011 16:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đường 32, đoạn từ thị trấn Cầu Diễn đến Nhổn (huyện Từ Liêm), có lẽ là một trong những con đường "đau khổ" nhất ở Hà Nội. Đoạn đường này chỉ dài chừng 3 - 4 km đã trở thành nỗi ám ảnh cho dân cư sống hai bên đường và những người tham gia giao thông nhiều năm qua.
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là bụi lâu nay vẫn là nỗi ám ảnh với người dân Thủ đô. Nhằm khắc phục tình trạng này, Thành phố (TP) đã triển khai nhiều giải pháp, từ tăng cường tuyên truyền, vận động cho đến nâng cao mức xử phạt các đối tượng vi phạm. Song, để giải quyết triệt để, cần quy định rõ trách nhiệm cho lực lượng chức năng và chính quyền địa phương. Cung đường… bụi Đường 32, đoạn từ thị trấn Cầu Diễn đến Nhổn (huyện Từ Liêm), có lẽ là một trong những con đường "đau khổ" nhất ở Hà Nội. Đoạn đường này chỉ dài chừng 3 - 4 km đã trở thành nỗi ám ảnh cho dân cư sống hai bên đường và những người tham gia giao thông nhiều năm qua. Mỗi khi xe tải, xe chở vật liệu phế thải, xe buýt chạy qua, các cơn lốc bụi lại có dịp tung hoành. Người đi đường dù trang bị khẩu trang nhưng cũng không tránh khỏi bụi bẩn bám đầy mặt, quần áo sẽ được hứng trọn các làn bụi vào mặt. Tương tự, trên Đại lộ Thăng Long, khu vực lân cận với cầu vượt Mễ Trì, mỗi khi các xe ô tô chạy qua sẽ cuốn theo cả làn bụi mù mịt cả tuyến đường. Gây ô nhiễm bụi nặng nề nhất phải kể tới hàng loạt công trình xây dựng. Nhằm khắc phục vấn nạn này, Hà Nội đã đưa ra nhiều biện pháp làm giảm bụi trong lĩnh vực xây dựng. Cụ thể phương tiện vận chuyển vật liệu rời, phế thải xây dựng chỉ được phép lưu hành khi bảo đảm các tiêu chí như: thùng xe, cửa sau thùng xe với thân thùng phải kín, không chở vật liệu khô và ướt, thùng phải có nắp đậy kín. Phương tiện không bảo đảm những tiêu chí này phải cải tạo. Xe chở vật liệu xây dựng, đất, phế thải trước khi ra khỏi công trường phải rửa lốp, gầm xe để không gây bụi bẩn ra đường. Nếu vi phạm, cả chủ phương tiện và người điều khiển phải chịu trách nhiệm… Quy định là vậy nhưng vi phạm vẫn không giảm và bụi tiếp tục là vấn nạn. Điều này có nguyên nhân là do chủ đầu tư công trình và chủ phương tiện thực hiện qua loa, đối phó. Khâu kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng thiếu nghiêm khắc. Chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Cùng thực hiện nhiều biện pháp Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm bụi, TP đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội và các đơn vị đảm trách công tác vệ sinh môi trường tại quận, huyện, thị xã tăng cường quét hút, rửa đường. Liên ngành GTVT - CATP kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều đợt ra quân tuyên truyền giáo dục, kiểm tra, xử lý đối tượng vi phạm. Khâu chế tài từng được coi là yếu thì nay đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và tăng nặng mức xử phạt có thể lên tới hàng chục triệu đồng/trường hợp vi phạm. TP khuyến khích người dân tham gia bảo vệ môi trường bằng cách khen thưởng từ 500.000 đến 1.000.000 đồng cho người dân nếu phát hiện, bắt giữ và thông báo cho cơ quan chức năng đối tượng vi phạm. Các giải pháp được thực hiện đồng bộ phát huy hiệu quả, bụi đã giảm trên một số tuyến đường, khu vực song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Mọi cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin được đảm bảo bí mật theo quy định của Nhà nước về việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện hành vi đổ trộm đất, phế thải ra hè, đường phố, nơi công cộng thông báo về số điện thoại đường dây nóng của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: 04.9760611; 04.8217922. Sở GTVT Hà Nội áp dụng biện pháp khen thưởng bằng tiền cho những ai phát hiện hành vi đổ trộm phế thải ra đường phố, với các mức thưởng 500 nghìn đồng và 1 triệu đồng. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, nhằm giảm thải ô nhiễm không khí do bụi, TP đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tập trung triển khai quyết định về bảo đảm trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình trên địa bàn. Theo đó, các lực lượng Thanh tra xây dựng, Thanh tra GTVT, các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát việc chống bụi ngay tại các công trường xây dựng, các bãi khai thác, trung chuyển cát sỏi. Đồng thời xử phạt nặng đối với các trường hợp đổ đất thải, phế thải không đúng nơi quy định; thành lập tổ kiểm tra tình hình vệ sinh môi trường ở các quận, huyện... Các giải pháp này đã và đang phát huy hiệu quả. -Kết quả quan trắc của Sở TN&MT Hà Nội tại 250 điểm đo kiểm cho thấy, có tới 180 điểm (chiếm 72%) có hàm lượng bụi lơ lửng, vượt tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể, đường Nguyễn Trãi có vị trí vượt tiêu chuẩn tới 11 lần; đường Nguyễn Văn Linh vượt 10,8 lần; ngã ba Tam Trinh - Lĩnh Nam có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn 5,2 lần; đường Phạm Văn Đồng vượt 3,6 lần… Nhiều ý kiến cho rằng, nhằm giải quyết triệt để vấn đề bụi bẩn, thay vì bắt, xử phạt từng phương tiện, các cơ quan chức năng nên kiểm tra tất cả doanh nghiệp có phương tiện đang hoạt động chuyên chở phế thải, vật liệu xây dựng. Các trường hợp vi phạm cần được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó cần có cơ chế quy trách nhiệm cụ thể đối với chính quyền địa phương và lực lượng chức năng như CSGT, Thanh tra GTVT... phụ trách địa bàn. Làm kiên quyết được như vậy, vấn nạn ô nhiễm bụi sẽ được hạn chế.
DT (theo KTĐT)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)