Trả lời:
- Về nguyên tắc chung: Chủ phương tiện là người đứng tên trong Giấy đăng ký xe (đây là người được pháp luật công nhận có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với phương tiện); chủ phương tiện có trách nhiệm quản lý, sử dụng phương tiện bảo đảm tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Vì vậy, cho dù chủ phương tiện có ủy quyền hoặc cho cá nhân, tổ chức khác thuê phương tiện của mình (đây là các thỏa thuận dân sự) thì cũng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xử phạt VPHC. Để giảm bướt các trách nhiệm về tài chính cho bản thân thì chủ phương tiện cần có các thỏa thuận cụ thể liên quan đến trách nhiệm về tài chính đối với người được ủy quyền hoặc người thuê phương tiện trong trường hợp chủ phương tiện bị xử phạt VPHC do người sử dụng phương tiện vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Đối với phương tiện là tài sản chung của vợ chồng thì vợ hoặc chồng của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe cũng được coi là chủ sở hữu (trường hợp này, người vi phạm phải có bằng chứng chứng minh là vợ chồng). Trường hợp chủ phương tiện với lái xe có quan hệ bố hoặc mẹ (đây là quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi bộ luật dân sự) thì vẫn xử phạt đối với chủ phương tiện và lái xe theo đúng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Đối với trường hợp mua bán phương tiện nhưng chưa làm thủ tục sang tên thì căn cứ vào các tình tiết của từng vụ việc cụ thể để xác định đối tượng bị xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt được quyền kéo dài thời gian ra quyết định xử phạt để xác minh, thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu đối tượng có liên quan cung cấp bổ sung chứng cứ xác định đối tượng vi phạm theo Điều 66 Luật XLVPHC.
Tại khoản 2 và 3 Điều 6 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe, có quy định:
“2. Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe”.
Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật và phù hơp với thực tiễn, Thanh tra Bộ đã kiến nghị làm rõ khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 171/2013/NĐ-CP và 107/2014/NĐ-CP.