Thông tin về Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Thứ sáu, 23/10/2015 10:39
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thông tư số số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

1. Tên văn bản quy phạm pháp luật

Thông tư số số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

2. Hiệu lực thi hành

2.1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2.2.  Bãi bỏ các văn bản sau:

a) Quyết định số 02/2008/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt mẫu giấy phép lái xe;

b) Thông tư số 35/2010/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2008/QĐ-BGTVT ngày 31 ngày 01 ngày 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt mẫu giấy phép lái xe;

c) Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

d) Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

đ) Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT ngày 15/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

e) Thông tư số 67/2014/TT-BGTVT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2013/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

g) Thông tư số 87/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;

h) Thông tư số 30/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

2.3. Việc thực hiện sát hạch đối với hạng B1, B2 ghép ngang vào nơi đỗ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 33 của Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2016.

2.4. Điểm c và điểm g khoản 4 Điều 33 của Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2.5. Khoản 3 Điều 45 của Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2015

3. Nội dung chủ yếu của Thông tư

a) Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT gồm 5 phần, 6 chương, 61 Điều và phần phụ lục.

b) Các nội dung chủ yếu của Thông tư

Thông tư áp dụng đối với các cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành công an, quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Thông tư tập trung sửa đổi, bổ sung thêm một số quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX hạng FC, cụ thể:

-   Điểm b, khoản 12 Điều 5 quy định cơ sở đào tạo lái xe có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo bằng lái FC.

-  Khoản 2 Điều 8 quy định người học để nâng hạng GPLX có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch đủ tuổi theo quy định.

-  Khoản 4 Điều 8 quy định người học để nâng hạng GPLX từ C, D, E lên FC phải có thời gian hành nghề 1 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn.

-  Khoản 1 Điều 26 quy định người học để nâng GPLX từ hạng C, D, E lên FC phải trải qua 272 giờ đào tạo (48 giờ lý thuyết và 224 giờ thực hành lái xe).

-  Khoản 2 Điều 34 quy định Trung tâm sát hạch có thể sử dụng xe hợp đồng (có chứng nhận kiểm định an toàn) với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu sát hạch.

Ngoài ra, thông tư còn sửa đổi chương trình và cách phân bổ thời gian đào tạo GPLX quy định tại khoản 3 Điều 26, cũng như chương trình đào tạo nâng hạng GPLX quy định tại khoản 4 Điều 27.

So với Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT, Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT có rất nhiều quy định mới, trong đó có những điểm đáng chú ý:

- Giấy phép lái xe hạng B1 được chia làm 02 loại: loại lái xe số tự động và loại lái xe số cơ khí (số sàn). Trong đó thời gian học thực hành loại lái xe số tự động ít hơn thời gian học thực hành loại lái xe số sàn (340/420 giờ). Người có Giấy phép lái xe hạng B1 loại lái xe số tự động muốn lái xe số sàn phải học bổ sung và sát hạch nội dung thực hành lái xe số sàn để được cấp lại Giấy phép lái xe mới.

- Mỗi người được cấp 01 giấy phép lái xe không thời hạn (hạng A1, A2, A3) và 01 giấy phép lái xe có thời hạn (hạng A4, B1, B2, C, D, E và F). Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe tại Sở Giao thông vận tải.

- Giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET theo lộ trình:

+ Giấy phép lái xe ô tô và giấy phép lái xe hạng A4: trước ngày 31/12/2016.

+ Giấy phép lái xe không thời hạn (hạng A1, A2, A3): trước ngày 31/12/2020./.

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)