Thiên tai luôn xảy ra bất ngờ và để lại những hậu quả nặng nề. Vì vậy, để hạn chế thấp nhất được những hậu quả đó, ngoài sự chủ động thì cần có sự chuẩn bị chu đáo các phương án đối phó. Đó cũng là phương châm mà Ngành GTVT tỉnh Kon Tum đề ra trong công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai mùa mưa năm nay.
Thiên tai luôn xảy ra bất ngờ và để lại những hậu quả nặng nề. Vì vậy, để hạn chế thấp nhất được những hậu quả đó, ngoài sự chủ động thì cần có sự chuẩn bị chu đáo các phương án đối phó. Đó cũng là phương châm mà Ngành GTVT tỉnh Kon Tum đề ra trong công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai mùa mưa năm nay.
Ngành GTVT sẽ chủ động nhân vật lực ứng phó với thiên tai trong mùa mưa năm nay
Mùa mưa đã bắt đầu, nên để đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ các công trình giao thông, Sở GTVT Kon Tum đã xây dựng phương án, chuẩn bị vật tư, nhân lực với phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó khi có mưa lũ xảy ra. Bài học của những năm trước và năm 2013 đã để lại nhiều kinh nghiệm quý đối với ngành GTVT tỉnh trong công tác phòng chống. Năm 2013, mặc dù đã có sự chủ động ứng phó với thiên tai nhưng với sự tàn liên tục của bão lũ cũng đã gây thiệt hại lớn đối các tuyến giao thông. Trong năm qua, tỉnh Kon Tum đã phải hứng chịu sự tàn phá khá nặng của thiên tai, có đến 5 cơn bão (cơn bão số 8, 9, 10, 11, 15) ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh không những gây thiệt hại về hoà màu, nhà cửa, các công trình xây dựng cơ bản mà còn gây thiệt hại khá nặng cho các công trình giao thông. Các tuyến đường như Quốc lộ 14C, QL24, QL40B, Tỉnh lộ 671, 672, 673, 674, 675, 676, 677, 678, Đăk Kôi - Đăk Pxi, đường Tái định cư Thủy điện PleiKrông mưa bão đã làm sụt lở nhiều đoạn phía taluy dương, âm, mặt đường lầy lội, gây ách tắc giao thông. Do ảnh hưởng liên tiếp của bão đã làm toàn bộ các tuyến tỉnh lộ bị sạt lở taluy dương, âm nhưng nặng nhất phải kể đến trên tuyến QL24 bị sạt đứt đường, Tỉnh lộ 675 bị trôi cầu bản Km33+407, cầu Km53, đường Đăk Ring - Đăk Nên huyện Kon Plông bị trôi đường hai đầu cầu gây ách tắc giao thông hoàn toàn… Các cơn bão gây ra lên đến vài chục tỷ đồng (hơn 21 tỷ đồng) với khối lượng hàng chục nghìn khối đất đá bị tràn xuống đường cần hốt, ban, ủi để đảm bảo giao thông. Nhưng nhờ sự chủ động theo phương châm “4 tại chỗ” nên các sự cố xảy ra đã được Ngành GTVT tỉnh Kon Tum khắc phục nhanh và giao thông được thông suốt trong thời gian ngắn nhất, kịp thời phục vụ đi lại của người dân.
Tuy nhiên, cũng không vì thế mà chủ quan, nên ngay từ đầu năm, Sở GTVT Kon Tum đã xây dựng phương án, chuẩn bị vật tư, nhân lực với phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó khi có mưa lũ xảy ra. Sở GTVT cũng chỉ đạo các đơn vị quản lý đường xây dựng phương án cụ thể, thực hiện các phương án phòng chống trên các công trình giao thông. Đồng thời, cử, phân công cán bộ sở phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý đường thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn của đoạn tuyến xung yếu, công trình yếu để phát hiện và tiến hành khắc phục kịp thời. Theo Sở GTVT thì do đặc thù địa chất của tỉnh Kon Tum chủ yếu là đồi núi đất, một bên là núi cao, một bên là vực sâu nên khi có mưa kéo dài, đất ngấm nước sẽ rất dễ xảy ra sạt lở. Bên cạnh đó, khi mưa kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về con sông, suối khối lượng nước lớn cũng rất dễ gây sói, lở mố cầu… Vì vậy, Sở GTVT đã chuẩn bị vật tư, máy móc nhân lực để huy động ứng cứu và khắc phục hậu quả bảo lũ trên các tuyến giao thông. Trong đó, đã chuẩn bị vật tư dự phòng gồm 54 rọ đá, 1380 m3 đá hộc, chuẩn bị dầm thép, dầm cầu théo Benlei… tập kết tại các điểm xung yếu trên các tuyến đường trọng điểm và chuẩn bị 1 ca nô cùng một số máy móc khác như ôtô, máy đào, máy xúc lập, máy kéo…Ngoài những vật tư trên, khi cần ứng cứu sự cố trôi cầu, đứt đường, Sở GTVT sẽ báo cáo với UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCLB-GNTT tỉnh để huy động dầm cầu BaiLay của Tổng cục ĐBVN tại Khu QLĐB V và cầu tạm Kon Brai QL24, dàn cầu thép bailey kép; cầu tạm Đăk Đoát huyện Đăk Glei… để ứng cứu đảm bảo giao thông.
Ngoài ra, trên các tuyến giao thông còn bố trí vật tư, nhân lực dự phòng như đá hộc, rọ đá.. tại các điểm xung yếu tập kết trên Quốc lộ 24, 40, 14C và các Tỉnh lộ và phân công cụ thể người trực, chuẩn bị máy đào, máy xúc, ô tô, xe đầu kéo, máy cưa, bạt tấm, máy phát điện, đá hộc, rọ đá và chủ động phối hợp với Khu Quản lý đường bộ 5 ứng cứu những tình huống xảy ra trên đường HCM, QL14 đoạn qua địa Tỉnh. Đặc biệt chú trọng đến những tuyến đường trọng yếu như đường Hồ Chí Minh, QL14, QL24, các tuyến Tỉnh lộ như 672, 673, 677, 678 nếu mưa lớn kéo dài rất dễ gây sạt lở. Sở GTVT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch, lập phương án phòng chống bão lũ, trong đó, thống kê chi tiết các vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thường xuyên kiểm tra tuyến đặc biệt trên các tuyến giao thông huyết mạch. Đồng thời, chỉ đạo bổ sung, lắp đặt hệ thống biển cảnh báo tại những vị trí có nguy cơ sạt lở nhằm cánh báo cho người tham gia giao thông biết, đề phòng, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Cùng với đó, Sở GTVT cũng đã xây dựng phương án phân luồng xe lưu thông khi có sự cố ách tắc trên các tuyến có mật độ lưu thông lớn như đường HCM, QL14, QL24 và nhanh chóng huy động nhân vật lực tiến hành khắc phục, đảm bảo lưu thông trong thời gian sớm nhất. Phân công trực ban 24h tại văn phòng Sở GTVT để tiếp nhận thông tin từ người dân, từ các đơn vị quản lý đường, UBND các huyện, thành phố, báo cáo kịp thời, chính xác với Trưởng ban PCLB để chỉ đạo thực hiện.
Đặc biệt, để không bị động khi xảy ra tắc đường, Ngành GTVT Tỉnh đã xây dựng phương án phân luồng xe khi xảy ra sự cố và xây dựng phương án sẽ huy động nhân vật lực, máy móc của các đơn vị thi công tập trung khắc phục một cách nhanh nhất để lưu thông khi xảy ra sự cố.
Tuy nhiên, theo Sở GTVT Tỉnh thì để chủ động trong mọi tình huống và không để xảy ra ách tắc, bảo đảm an toàn giao thông thông suốt trong mùa mưa bão năm nay thì rất cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của tỉnh và sự đồng tâm, phối hợp của chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn…
Nguồn: Cổng TTĐT Kon Tum