Kết nối giao thông vận tải trong ASEAN: Tăng cường đối thoại, nối dài tầm với

Thứ hai, 01/06/2009 08:22
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Để tiến tới một cộng đồng kinh tế ASEAN khá đồng đều và có sức cạnh tranh cao, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu, không thể không coi trọng hợp tác với các nước, khu vực đối thoại. ASEAN đang đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UNESCAP, IMO...
Để tiến tới một cộng đồng kinh tế ASEAN khá đồng đều và có sức cạnh tranh cao, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu, không thể không coi trọng hợp tác với các nước, khu vực đối thoại. ASEAN đang đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UNESCAP, IMO...
 
Hai đối tác chính
 
Trong rất nhiều nước và tổ chức đối thoại từng có hợp tác, ASEAN có mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực GTVT. Hội nghị Bộ trưởng GTVT ASEAN - Trung Quốc họp mỗi năm một lần, hội nghị các quan chức GTVT ASEAN - Trung Quốc họp mỗi năm hai lần. Lúc đầu hợp tác giữa ASEAN - Trung Quốc tập trung vào các ngành Hàng hải và Đường sông, sau này mở rộng thêm về đường bộ và hàng không.
 
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã tổ chức một số khóa đào tạo ngắn hạn cho các nước ASEAN trong lĩnh vực quản lý giao thông, phát triển cảng biển, tìm kiếm cứu nạn... ASEAN và Trung Quốc đã ký Bản thỏa thuận về hợp tác GTVT (tháng 11/2004 tại Viêng Chăn, Lào). Bản thỏa thuận này nhằm tăng cường việc trao đổi chính sách và thông tin giữa hai bên, cũng như thực hiện các dự án và hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng KCHT GTVT, tạo thuận lợi cho GTVT, an toàn và an ninh hàng hải, vận tải hàng không, phát triển nguồn nhân lực. Trong hợp tác giữa ASEAN - Trung Quốc, các nước ASEAN đã đề xuất Trung Quốc giúp đỡ trong việc phát triển mạng đường bộ ASEAN và đường sắt Singapore - Côn Minh, tuy vậy, việc triển khai đến nay vẫn chưa có được kết quả như mong muốn.
 
Với Nhật Bản, nước đối thoại rất quan trọng của ASEAN, hợp tác GTVT đang được triển khai khá thực chất với 21 dự án được triển khai. Các lĩnh vực hợp tác chính là tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa và logistics, hàng hải, hàng không, đường bộ, đào tạo nhân lực… Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị các quan chức GTVT ASEAN - Nhật Bản cũng có cơ chế họp như với Trung Quốc. Trên cơ sở các dự án hợp tác ASEAN -Nhật Bản, Nhật Bản thường tổ chức gặp gỡ ở cấp STOM để đề ra kế hoạch công tác cho từng năm thực hiện dự án và đề nghị bổ sung các dự án mới.
 
Tại ATM 12 (tháng 2/2007 tại Băng Cốc, Thái Lan), tuyên bố chung về an ninh GTVT ASEAN - Nhật Bản đã được thông qua, trong đó nêu rõ hai bên sẽ tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa các hành động khủng bố chống lại các phương thức vận tải, chú trọng việc giúp đỡ xây dựng năng lực, tăng cường hợp tác an ninh hàng hải, hàng không và đường bộ dựa trên các công ước quốc tế.
 
Vừa qua, Nhật Bản đã quyết định thông qua Quỹ hội nhập Nhật Bản - ASEAN (JAIF) viện trợ 20 triệu USD cho các nước CLMV, trong khuôn khổ hợp tác Mêkông - Nhật Bản, để phát triển hạ tầng mềm hành lang kinh tế Đông - Tây hiện nay và hành lang kinh tế Đông - Tây thứ 2 từ TP Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh - Băng Cốc. Nhật Bản đã xem xét hỗ trợ 2,3 triệu USD để hình thành một trung tâm đào tạo dịch vụ logistics của tiểu vùng Mê Kông ở Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực dịch vụ vận tải, tiếp vận của tiểu vùng Mê Kông.
 
Kiên trì, nỗ lực kết nối ASEAN hướng tới cộng đồng chung vững mạnh
 
Trong bối cảnh hiện nay, 10 thành viên của ASEAN cần nỗ lực nhiều hơn để hướng tới việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động, dự án, thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực GTVT ASEAN. Đặc biệt, các nước cần đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi cho giao thông vận tải, phát triển vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics hiệu quả cũng như chú trọng an ninh, an toàn GTVT.
 
Trong quá trình tham gia ASEAN, Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; thực hiện nguyên tắc độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia kết hợp với việc vận dụng nguyên tắc đồng thuận, hợp tác bình đẳng của ASEAN.
 
Qua đó, vừa đảm bảo được sự nhất trí giữa các nước thành viên, vừa đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong lĩnh vực GTVT. Cho đến nay, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác GTVT ASEAN trên 5 lĩnh vực, thực hiện 48 dự án và hành động, trong đó có một số chương trình quan trọng như chương trình hội nhập và tự do hoá vận tải hàng không ASEAN, chiến lược và chương trình hành động an toàn giao thông đường bộ ASEAN và các dự án lớn như phát triển mạng đường bộ ASEAN, dự án đường sắt Singapore - Côn Minh...
 
Việc tổ chức triển khai thực hiện có kết quả các dự án trên đã và sẽ nâng cao hiệu quả của hợp tác và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong ASEAN. Tới đây, Việt Nam cần phát triển đồng bộ hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý, kích kích phát triển các loại hình dịch vụ vận tải, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải.
Thiên Thu - Nam Anh

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)