Nhật Bản là một quốc gia có đường bờ biển rất dài. Gần 42% dân số của Nhật Bản sống tập trung tại các vùng hải cảng. Ngành công nghiệp cảng biển đóng góp 99% thu nhập từ trao đổi mậu dịch với nước ngoài và 42% thu nhập buôn bán trong nước.
Nhật Bản là một quốc gia có đường bờ biển rất dài. Gần 42% dân số của Nhật Bản sống tập trung tại các vùng hải cảng. Ngành công nghiệp cảng biển đóng góp 99% thu nhập từ trao đổi mậu dịch với nước ngoài và 42% thu nhập buôn bán trong nước.
Cảng Yokohama
Quan hệ thương mại với nước ngoài của Nhật Bán ban đầu chi bó hẹp trong quan hệ với Trung Quốc. Việc phát triển cảng biển và các bến tàu biển trước đây đã trở nên đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Nhật. Chính phủ Nhật Bản là người đóng vai trò chính trong việc duy trì hoạt động của hệ thống cảng biển quốc gia cũng như đội tàu biển lúc bấy giờ.
Việc mở rộng mối quan hệ giữa Nhật Bản và vùng lục địa Trung Quốc bắt đầu trở nên hưng thịnh từ thế kỷ thứ VI. Vào thời kỳ này, những cảng sông nội địa có quy mô lớn của Nhật, hệ thống kênh tự nhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực vận tai đường thủy. Cảng Sakai và Osaka trở nên tấp nập từ thế kỷ XVI, khi mà việc giao thương bằng đường biển của các đội tàu Nhật Bản thường xuyên qua lại buôn bán tại các hải cảng của Trung Quốc và châu Âu (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha). Thế kỷ XVI, thời đại Edo ra đời và chấm dứt gần 250 năm quốc gia này thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng". Cảng biển là nơi đầu tiên mở cửa thông thương với các quốc gia bên ngoài và đóng góp rất nhiều cho ngành thương mại trong nước phát triển. Các cảng bốc dỡ hàng rời ngày nay tại Nhật Bản đã được thiết lập và xây dựng từ thời đại Edo. Hàng hóa trong nước chủ yếu được thông qua cảng Osaka và Tokyo. Đến giữa thế kỷ XIX, các hải cảng thương mại quốc tế đã bắt đầu được khai trương tại Yokohama, Nagasaki và Hokodate. Cảng Kobe và Osaka cũng sôi động vào cuối thời đại Edo và tiếp sang đầu thời đại Meiji. Từ năm 1870 đến năm 1945 (từ thời đại Meiji đến chiến tranh thế giới thứ 2) các cảng biến Nhật Bản đã thực sự phát triển dưới chính sách ưu tiên cho ngành công nghiệp của Chính phủ Meiji. Cảng biển, các vùng hải cảng, đường sắt, đường bộ và những cơ sở hạ tầng xã hội khác được xây dựng chủ yếu trong thời kỳ này.
Yokohama và Kobe là những cảng đóng vai trò quan trọng trong các khu công nghiệp tập trung xung quanh thủ đô cũng như các khu vực duyên hải - nơi phát triển các ngành công nghiệp hóa chất thuộc sự kiểm soát của Chính phủ. Cảng Yokohama, nơi được coi là trung tâm của ngành tơ lụa thô và cảng Kobe đảm nhiệm vai trò chính về xuất nhập khẩu cho hàng bông vải, gỗ và các nguyên liệu thô khác cho ngành công nghiệp dệt. Cả hai cảng này đều đã trở thành cửa ngõ phân phối hàng hóa mang tính chất quốc tế.
Năm 1873, Chính phủ đã ban hành chính sách riêng cho việc quản lý các cảng và bến cảng với nội dung: Chính phú quyết định xây dựng cảng, mọi quyết định về cảng đều do Chính phủ đưa ra. Các cảng được phân loại theo điều kiện thuận lợi (cảng cấp I, cấp II và cấp III).
Chính phủ chịu trách nhiệm chính trong quản lý 5 cảng chủ đạo. Cảng cấp II và cấp III được đặt dưới quyền quản lý của chính quyền địa phương, cụ thể là thuộc các thành phố, các quận... Ban quản lý cảng do Chính phủ bố nhiệm. Các chính quyền địa phương chỉ đơn thuần quản lý về mặt hành chính, quản lý hoạt động kinh doanh cũng như quản lý nguồn kinh phí của cảng và hải cảng đều thuộc trách nhiệm của Chính phú quốc gia.
Suốt thời kỳ hậu chiến cho đến năm 1950, một đạo luật cơ bản lần đầu ra đời có mối quan hệ giữa lĩnh vực xây dựng, phát triển, quản lý và hoạt động của các cảng và vùng hải cảng. Đạo luật này quy định việc quản lý cảng, nhu cầu xây dựng các cảng thuộc hệ thống quản lý của các cấp chính quyền địa phương. Suốt những năm 50, căn cứ vào tốc độ gia tăng dân số và gia tăng mật độ dân số khu vực đô thị, Chính phủ Nhật Bản đã tập trung chuyên sâu vào phát triển mạng lưới cảng biển, đường bộ, đường sắt và hệ thống đường cao tốc khu vực đô thị, đặc biệt là tại vành đai công nghiệp Thái Bình Dương. Sau đó, đến năm 1960, nền kinh tế Nhật Bản đạt được tốc độ phát triển cao dẫn đến việc thiếu các cảng biển có năng lực phù hợp. Vì vậy, đến năm 1961, đạo luật những biện pháp khẩn cấp về phát triển cảng đã ra đời, và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển cảng đã được ấn định (1961-1965). Kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập của người dân sau 5 năm tài khóa 1961-1965, phát triển nền kinh tế quốc gia nhằm kích thích sự phát triến hệ thống cảng biển và bến cảng cũng được Chính phủ quan tâm.
Sự phối hợp của chính phủ trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng: để triển khai kế hoạch phát triển các khu vực trong đó có cả cảng biến và hải cảng, các kế hoạch đều phải được thông qua và lấy ý kiến của các khu vực kinh tế, các cấp chính quyền địa phương và những nhà quản lý. Hưởng ứng yêu cầu về một hệ thống phát triển mới của chính quyền địa phương (quận trưởng). Chính phủ (thông qua Sở Kế hoạch Kinh tế) thành lập một hội đồng mà nhân sứ gồm các thành viên của Chính phủ, các bộ ngành có liên quan cùng với chính quyền quận xem xét và quyết định. Các kế hoạch về xây dựng những khu công nghiệp mới của thành phố không chỉ hạn chế trong việc xem xét vị trí khu công nghiệp đó nằm ở đâu, những kế hoạch phát triển cảng, mà còn bao gốm kế hoạch xây dựng nhà ở, hệ thống đường cao tốc và đường bộ, đường sắt, hệ thông cấp thoát nước công nghiệp và sinh hoạt cũng như hệ thống điện và các dịch vụ viễn thông. Chính phủ căn cứ vào kế hoạch xây dựng để bố sung ngân sách, ví dụ: trong trường hợp các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bị chậm trễ. Chức năng của Chính phủ được mở rộng thêm với việc thành lập Cục Đất đai quốc gia vào năm 1970. Năm 2001, cơ cấu của Chính phủ được sắp xếp lại, Cục Đất đai quốc gia, Cục Phát triển Hokkaido. Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng được hợp nhất thành một bộ có tên là Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải.
Cảng biển là một trong những yếu tố quyết định đến việc cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cho các khu công nghiệp mới. Kế hoạch phát triển các khu vực phải có sự kết hợp giữa các loại hình và quy mô các ngành công nghiệp trong khu vực một cách hợp lý, thông qua đó để quyết định thiết kế hệ thống đường cao tốc, mạng lưới đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp thoát nước và các dịch vụ cảng biển.
Khu vực công cộng (Chính phủ trung ương và các địa phương) và các tổ chức kinh tế tư nhân đều đã đầu tư vốn cho việc phát triển các khu công nghiệp mới. Chính phủ đầu tư tài chính cho các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản như mạng lưới đường cao tốc, đường bộ, đường sắt, cung cấp nguồn nước cho các ngành công nghiệp và trợ cấp một phần cơ bản về tài chính cho cơ sở hạ tầng cảng biển như là xây dựng công trình đê chắn sóng, cầu tàu, nạo vét luồng lạch vào cảng, cải tạo điểm neo đậu tàu khí vào cảng bốc dỡ hàng. Hệ thống cảng biển Nhật đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Mặc dù là một nước công nghiệp phát triển, nhưng hiện nay Chính phủ Nhật đang tiến hành chuyển đối việc quản lý toàn diện hệ thống cảng từ khu vực công cộng sang khu vực tư nhân nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp cảng biển, khai thác hết năng lực của cảng để phục vụ chiến lược kinh tế quốc gia, san sẻ bớt gánh nặng tài chính với Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biến tại quốc gia này.
(Theo Ports and Harbours in Japan)