Trong các năm gần đây, Chính phủ Hàn Quốc đã gia tăng nguồn ODA dành cho Việt Nam, đặc biệt cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, bên cạnh đó các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng tích cực tham gia tìm hiểu cơ hội đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng GTVT tại Việt Nam. Vì vậy, Bộ GTVT xác định Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng để hợp tác trong thời gian tới.
Trong các năm gần đây, Chính phủ Hàn Quốc đã gia tăng nguồn ODA dành cho Việt Nam, đặc biệt cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, bên cạnh đó các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng tích cực tham gia tìm hiểu cơ hội đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng GTVT tại Việt Nam. Vì vậy, Bộ GTVT xác định Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng để hợp tác trong thời gian tới.
Về đường sắt:
- Triển khai Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Hàn Quốc về đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang:
Tháng 5 năm 2009, tại Hàn Quốc, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam cùng Lãnh đạo của Công ty Chungsuk Engineering (Chungsuk) đã ký Bản ghi nhớ về nghiên cứu đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đi Nha Trang.
Thực hiện Bản ghi nhớ này, Bộ Đất đai, GTVT và Hàng hải Hàn Quốc đã tổ chức Hội thảo vào cuối tháng 6 năm 2009 tại Seoul nhằm giới thiệu và kêu gọi đầu tư cho dự án. Hiện tại, đã tập hợp được hơn 20 doanh nghiệp mạnh của Hàn Quốc tham gia cùng Tổ hợp (Consortium) với Chungsuk để nghiên cứu, đầu tư cho dự án. Về phía Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam đang lập khung tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án đảm bảo tính tương thích về công nghệ của dự án TP Hồ Chí Minh – Nha Trang với các đoạn tuyến đường sắt cao tốc khác trên tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Dự kiến, đầu năm 2010, tổ hợp đầu tư Hàn Quốc sẽ hoàn thành xem xét và cập nhật Báo cáo Nghiên cứu khả thi (F/S) của dự án theo các quy định hiện hành; và tháng 6 năm 2010, tổ hợp đầu tư Hàn Quốc sẽ trình Đề án huy động vốn đầu tư chi tiết cho dự án.
- Lập báo cáo tiền khả thi (Pre-F/S) cho dự án đường sắt cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Cần Thơ (150 Km):
Triển khai kết quả làm việc của 2 Chính phủ về hợp tác đầu tư tuyến đường sắt cao tốc TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ, Bộ GTVT đã giao Cục Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư đề xuất nghiên cứu dự án ở mức tiền khả thi (Pre-F/S), với định hướng sử dụng công nghệ chủ đạo của Hàn Quốc có cập nhật, bổ sung để phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Hiện nay, hai bên đang hợp tác nghiên cứu lập Pre-F/S cho tuyến đường sắt cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Cần Thơ. Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục cần thiết để sớm chỉ định và huy động Liên danh nêu trên tiến hành nghiên cứu.
Về Đường bộ:
Thời gian qua, Bộ GTVT đã xúc tiến với Quỹ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (EXIMBANK) về một số dự án và đã được phía Hàn Quốc đồng ý đưa vào danh mục đàm phán tài trợ trong năm tới:
- Dự án xây dựng cầu Vĩnh Thịnh (Quốc lộ 2C) với Tổng mức đầu tư khoảng 150 triệu USD.
- Dự án xây dựng đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi với dự toán kinh phí khoảng 354 triệu USD.
- Dự án xây dựng cầu Vàm Cống với dự toán kinh phí khoảng 175 triệu USD.
- Hệ thống giao thông thông minh (ITS) cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương với TMĐT khoảng 34,9 triệu USD.
Về đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc, tháng 10 năm 2008, Bộ GTVT cũng đã ký Bản ghi nhớ với Công ty phát triển CSHT Đô thị Incheon về việc xúc tiến đầu tư Dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (qua địa bàn tỉnh Lầm Đồng và Đồng Nai) với TMĐT 1,4 tỷ USD. 3 dự án cao tốc mới đang trong quá trình chuẩn bị, gồm dự án đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, Hạ Long – Móng Cái và Bến Lức – Long Thành thuộc hành lang của Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS).
ĐT