Thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) được coi là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất trên thế giới và hệ thống metro mang tính nghệ thuật cao. Với nhũng đường phố được thiết kế theo đường vuông góc bao quanh, hệ thống metro ở Kuala Lumpur rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Năm 1999, đã thông xe tuyến nối People's Park và Gombakl là tuyến cao tốc Đông - Tây phục vụ việc đi lại cho một số vùng đông dân và trù phú. Mạng metro của thành phố dài 29km - là mạng metro không người lái hoàn toàn tự động dài đứng thứ hai thế giới.
Thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) được coi là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất trên thế giới và hệ thống metro mang tính nghệ thuật cao. Với nhũng đường phố được thiết kế theo đường vuông góc bao quanh, hệ thống metro ở Kuala Lumpur rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Năm 1999, đã thông xe tuyến nối People's Park và Gombakl là tuyến cao tốc Đông - Tây phục vụ việc đi lại cho một số vùng đông dân và trù phú. Mạng metro của thành phố dài 29km - là mạng metro không người lái hoàn toàn tự động dài đứng thứ hai thế giới.
Dự án
Hệ thống do Protec Usahasama Transit Ringan Automatic (PUTRA) - một chi nhánh của Renong, 100% nguồn vốn trong nước, đảm nhận từ các khâu lập hồ sơ xây dụng, quản lý dự án, thi công, lắp đặt thiết bị và các hạng mục hạ tầng khác.
Mạng đường sắt PUTRA - LRT
Chính phủ Malaysia đã phát hành khoản công phiếu 5,5 tỉ Ringhit Malaysia để mua lại các tài sản của PUTRA và công ty metro có 2 tuyến sáp nhập là Sistem Transit Ringan (STAR). Nguồn tài chính được huy động sẽ giải quyết những khoản nợ và chuyển các khoản vay nhà nước vào nguồn vốn cấp cho công ty qua việc bán cổ phiếu. Các tài sản sau đó được các công ty thuê lại.
Việc xây dựng hệ thống metro Kuala Lumpur được chia thành 2 đoạn: Đoạn đầu, từ ga Subang Depot đến Seni Station, đưa vào vận doanh từ tháng 9 năm 1998.
Đoạn thứ hai, từ Pasar Seni Station đến Terminal PUTRA, thông xe vào tháng 1/1999.
Đoàn tầu
Toàn bộ 70 toa xe của hệ thống tầu điện ngầm đều được thiết kế có điều hòa không khí, vỏ toa được làm bằng aluminium và trang bị các mô tơ điện cảm ứng hai chiều nên giảm được độ ồn tới mức tối thiểu.
Hãng Bombardier của Bắc Mỹ nhận được hợp đồng thiết kế và đóng đoàn tàu. Thoạt đầu họ vận hành 35 đoàn tàu loại hai toa, mỗi đoàn tàu loại này có 64 chỗ ngồi và một khoảng trống có thể chở được 350 hành khách khác vào giờ cao đếm.
Hãng Bombardier phối hợp với nhà kinh doanh vận tải Vancouver Sky Train BC Transit cung cấp các thiết bị cơ khí và điện. Năng lượng điện của hệ thống được chuyển tải qua 14 trạm phụ bằng dòng điện 750VDC.
Để hổ trợ việc điều khiển chạy tầu tự động không người lái con tầu còn được trang bị hệ thống treo có thể lái được. Thời gian đứng của hệ thống metro được hạn chế tới mức tối thiểu nhờ các thiết bị phát hiện tự động và hiệu chỉnh kịp thời các sự cố.
Kết cấu hạ tầng
Mạng PUTRA - LRT (mạng đường sắt nhẹ) có tổng cộng 24 ga và được thi công thành 2 đoạn: Lembah Su ban - Pasar Seni, và Pasar Seni - Am bang Park và Gombak. Đoạn đầu là các đoạn cầu ray đơn nền cao dài 8 kín (4,9 mile); đoạn thứ hai dài 14,9km (9.3 mile), được làm để tránh xung đột với các tuyến đường bộ hiện có Khoảng 4,3km (2,7 mile) được xây ngầm.
People's Park là trục trung tâm của hệ thúng metro nằm ở phá Tây thành phố. Thời gian chạy tầu từ trung tâm People’s Park tời Gompak là 45 phút và đến Pasar Seni là 21 phút. Phần lớn các tuyến của hệ thống chạy trên mặt đất, chỉ có 4,4km là đường hầm, 5 nhà ga ngầm, 4 ga được thiết kế làm bãi đỗ cho các phương tiện khác
Tốc độ chạy tầu của hệ thống là 40km/h (25mph), sức chở tối đa trên một hướng tuyến là 30.000 hk/h. Hệ thống hoạt động 18h/ngày.
Vấn đề an toàn cũng được chú trọng trong thiết kế các nhà ga. Tại tất cả các cạnh sân ga đều có các barrie bảo vệ cùng với hệ thống phát hiện các hiện tượng xâm phạm của hành khách vào quá gần tầu và đường ray đang vận hành. Mỗi sân ga đều có các nút báo hiệu cấp cứu, điện thoại hai chiều phục vụ hành khách kết nối với trạm kiểm soát trung tâm và hệ truyền hình CCTV được lắp đặt khắp hệ thống. Nhìn chung, tất cả các nhà ga trong hệ thống metro thành phố đều được xây dựng theo thiết kế tiêu chuẩn.
Độ dốc dọc mạng metro là không đáng kể, tối đa chỉ 5% (1-in-20). Với độ dốc nhỏ như vậy đã cho phép tốc độ chạy tầu bình quân ban đầu đạt 38km/h (23,6mph). Việc kết nối với các hệ thống vận tải khác là một phần quan trọng của mạng metro. Mỗi nhà ga metro đều có các điểm đỗ xe buýt và các nút giao với các tuyến đường sắt hiện có tại Brickfields (tuyến KTM), Jalan Tun Perak (tuyến STAR) và tuyến từ trung tâm thành phố đến sân bay Kuala Lumpur Airport.
Thông tin - tín hiệu
Hệ thống tín hiệu hoàn toàn tự động với mức độ phục vụ 90 giây vào giờ cao điểm và 5-10 phút ngoài giờ cao điểm.
Thông tin hai chiều trên bảng tầu cho phép hành khách có thể gọi đến trạm điều khiển trung tâm vào
bất kỳ lúc nào. Việc thu vé cũng được tiến hành tự động. Trên các toa đều có các chỗ dành cho người già và người đi xe lăn.Thời gian tầu chuẩn bị ra vào ga đều được hiển thị trên màn hình biểu độ chạy tầu của mỗi nhà ga. Mặc dù mức độ tự động hóa rất cao nhưng hệ thống metro ở Kuala Lumpur vẫn dành được những cơ hội việc làm đáng kể cho người dân thành phố và các vùng phụ cận với 160 nhân viên vận hành và 220 nhân viên bảo trì mạng được tuyển dụng.
Trong tương lai, việc Chính phủ Malaysia quản lý hệ thống tầu điện ngầm sẽ tạo điều kiện cho vận tải công cộng của thành phố được cải tổ và phát triển.
Trước mắt, cũng cần phải xem xét việc liên doanh các dịch vụ xe bus cạnh tranh và một hệ thống vé liên kết chung của thành phố và các vùng phụ cận.
Theo Raiw.tech.com.project Kuala Lumpur