Vừa qua, UBND tỉnh Cà Màu tổ chức hội nghị trực tuyến với các đơn vị xã, phường, thị trấn triển khai việc tổ chức thu phí sử dụng đường bộ (PSDĐB) đối với xe mô-tô trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy việc tổ chức thu PSDĐB được quy định tại nhiều văn bản, song nhiều vấn đề thực tế chưa có quy định cụ thể.
Vừa qua, UBND tỉnh Cà Màu tổ chức hội nghị trực tuyến với các đơn vị xã, phường, thị trấn triển khai việc tổ chức thu phí sử dụng đường bộ (PSDĐB) đối với xe mô-tô trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy việc tổ chức thu PSDĐB được quy định tại nhiều văn bản, song nhiều vấn đề thực tế chưa có quy định cụ thể.
Theo ông Hồ Trung Việt, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, thành phố là đầu mối giao thương, dân tạm cư không ít. Như thế người tạm trú có được đóng PSDĐB tại nơi mình đang cư trú, hay đóng phí tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú?
Trường hợp người sử dụng phương tiện thường xuyên nhưng phương tiện là của người khác thì ai là người phải đóng phí? Con dấu sử dụng ấn lai thu phí có thống nhất chung cho toàn tỉnh hay sử dụng dấu hiện hành của từng địa phương?
Trong khi đó, ông Võ Quốc Thống, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời thì lại băn khoăn về khoản tiền được trích 20%, địa phương được phép chi thế nào. Việc quy định thời hạn nộp tiền thu phí vào hằng tuần sẽ gây tốn kém kinh phí và điều kiện đi lại của cán bộ thu phí ở các ấp, xã.
Số tiền đóng phí không cao lắm, nhưng cũng cần phải lường trước tình trạng có người cố tình không nộp phí, cơ quan nào sẽ xử lý trường hợp đó và chế tài xử lý ra sao? Bên cạnh đó, cũng có không ít địa phương lại lúng túng trong việc miễn thu phí hộ nghèo, đối với những hộ chưa được cấp sổ chứng nhận thì căn cứ vào đâu để xét miễn?
Theo ông Đoàn Quốc Khởi, Phó Giám đốc Sở Tài chính - Phó Chủ tịch QBTĐB tỉnh Cà Mau, trước mắt, các địa phương nên linh hoạt, vận dụng điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện việc thu phí. Người cư trú có thể đóng phí ở đâu mà họ thấy thuận tiện cho việc lao động, học tập. Bởi lai thu phí đã có đóng dấu địa phương nơi thu phí, con dấu thì sử dụng dấu hiện hành của địa phương.
Còn người đóng phí tất nhiên là chủ phương tiện, nhưng không cần trực tiếp đi đóng mà có thể nhờ người khác đóng hộ vì thu phí là thu theo biển số xe. Điều này cũng tránh sự nhập nhằng vì có thể một người mà đứng tên đăng ký nhiều xe.
Quy định chung là tiền thu phí phải nộp hằng tuần nên không thể làm khác được và tạo điều kiện cho cán bộ thu phí đi lại thì đã có trích phần trăm cho địa phương.
Số tiền trích đó tất nhiên là chỉ dành phục vụ cho công tác thu phí. Và nếu như trong năm, địa phương sử dụng không hết thì tiếp tục cộng vào năm tiếp theo. Riêng về giải quyết miễn thu phí hộ nghèo thì cứ thực hiện theo quy định pháp luật về người nghèo.
Ông Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc Sở GTVT, Phó Chủ tịch thường trực QBTĐB tỉnh Cà Mau, khẳng định, thu PSDĐB là để duy tu công trình giao thông đường bộ, nhất là giao thông nông thôn.
Vì vậy, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện thu phí ngay sau hội nghị này kết thúc. Trước mắt là thống nhất cách làm như đã bàn luận để triển khai đồng loạt. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì điều chỉnh để hoàn thiện hơn trong những năm tiếp theo.
Nguồn: Báo Cà Màu