Tuyên Quang: Bê tông hóa đường giao thông nông thôn - Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu

Thứ tư, 22/08/2012 10:02
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sau hơn 1 năm thực hiện chương trình bê tông hóa đường GTNT, toàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện đòi hỏi các địa phương cần phải nêu cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu bê tông hóa 70% các tuyến đường giao thông nông thôn vào năm 2015.

Sau hơn 1 năm thực hiện chương trình bê tông hóa đường GTNT, toàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện đòi hỏi các địa phương cần phải nêu cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu bê tông hóa 70% các tuyến đường giao thông nông thôn vào năm 2015.

Tại thôn Khuôn Nhự, xã Kim Bình (Chiêm Hóa, Tuyên Quang), nhờ có sự tiên phong đi đầu của mỗi cán bộ, đảng viên nên phong trào làm đường bê tông thực hiện hiệu quả. Bà Trương Thị Vy, thôn Khuôn Nhự, xã Kim Bình nói: Với trách nhiệm là đảng viên, bà nhận thức sâu sắc được việc làm đường bê tông là chủ trương lớn của tỉnh, vì vậy cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trước hết, bà đã tuyên truyền, vận động từng thành viên trong gia đình hiểu được ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ của mình từ đó tự nguyện đóng góp, ủng hộ việc làm đường. Kết quả từ năm 2011 đến nay gia đình bà đã góp hơn 1 triệu đồng để mua cát sỏi, hiến 200 m2 đất và tham gia hơn 20 ngày công làm đường bê tông. Các tuyến đường sau khi đổ bê tông xong, gia đình bà cùng với bà con tích cực hoàn thiện lề đường, rãnh thoát nước đảm bảo tiêu chuẩn. Tuyến đường sau khi hoàn thành đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giao thương hàng hóa nông sản, đặc biệt là việc đi lại của bà còn không còn khó khăn nữa.

Ông Ma Quang Bắc, Chủ tịch UBND xã Kim Bình (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) khẳng định, để chương trình làm đường bê tông thực hiện hiệu quả thì công tác tuyên truyền, vận động phải đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, việc xác định đầu điểm công trình, hình thức huy động đóng góp, mức đóng góp, phương án khai thác vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng, thời gian thực hiện phải lấy ý kiến của dân và được nhân dân đồng tình. Địa điểm tập kết xi măng đảm bảo thuận tiện cho việc quản lý, bảo quản cũng như thuận lợi cho các hộ nhận xi măng khi thi công. Việc tập kết cát sỏi và thi công đường được tiến hành đồng thời, khẩn trương và không ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại của nhân dân. Nhờ vậy từ năm 2011 đến nay toàn xã đã làm được 22 km đường bê tông, đạt 70% kế hoạch giai đoạn.

Ngược lại, một số địa phương chưa có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng đường giao thông nên kết quả làm đường đạt thấp. Cụ thể trong năm 2011 toàn tỉnh còn 4 xã: Khau Tinh và Đà Vị (Nà Hang); Thượng Lâm (Lâm Bình), Lương Thiện (Sơn Dương) và 254 thôn bản đã đăng ký kế hoạch nhưng chưa thực hiện. 5 tháng đầu năm một số huyện triển khai vận động nhân dân đóng góp xây dựng chậm dẫn đến kế hoạch đề ra đạt kết quả thấp (Lâm Bình: hơn 3 km, đạt 15,3% kế hoạch, Nà Hang 4,5 km, đạt 18,3% kế hoạch, Chiêm Hóa 12,6 km, đạt 15,7% kế hoạch).

Từ nay đến cuối năm 2012 toàn tỉnh Tuyên Quang phải thực hiện bê tông hóa hơn 200 km đường giao thông. Những tồn tại, hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện đòi hỏi các địa phương phải nêu cao hơn nữa tinh thần, trách nhiệm và nghĩa vụ của người đứng đầu, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình bê tông hóa đường giao thông thôn.

Theo báo Tuyên Quang

Kiều Anh (Theo báo Tuyên Quang)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)