Vĩnh Phúc: Sử dụng hiệu quả các nguồn lực làm GTNT

Thứ tư, 13/04/2011 07:47
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sau nhiều năm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực làm giao thông, đến nay hệ thống đường bộ trong tỉnh được phân bố tương đối phù hợp, đường ôtô đến được tất cả các xã, phường, thị trấn. Trong tổng số 3.995km đường bộ thì đường giao thông nông thôn (GTNT) có chiều dài 3.562km, chiếm tới 89,2%. Trong đó đường huyện 462km, đường xã, thôn 3.160km. Ngoài ra còn có hệ thống giao thông nội đồng 2.159km.

Sau nhiều năm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực làm giao thông, đến nay hệ thống đường bộ trong tỉnh được phân bố tương đối phù hợp, đường ôtô đến được tất cả các xã, phường, thị trấn. Trong tổng số 3.995km đường bộ  thì đường giao thông nông thôn (GTNT) có chiều dài 3.562km, chiếm tới 89,2%. Trong đó đường huyện 462km, đường xã, thôn 3.160km. Ngoài ra còn có hệ thống giao thông nội đồng 2.159km.
Các con số nêu trên cho thấy để đạt được mục tiêu đến năm 2015 đường GTNT trên địa bàn được kiên cố hoá 100% cần nguồn vốn rất lớn, phải phát huy tổng hợp sức mạnh của toàn dân, các tổ chức KT- XH… đóng góp tiền, vật tư, ngày công lao động tiếp tục đầu tư làm GTNT.
Hệ thống đường GTNT đến tất cả các vùng đồng bằng, trung du, miền núi trong tỉnh đang được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, góp phần tạo diện mạo mới cho nông thôn theo chương trình Quốc gia nông thôn mới. Năm 2010, toàn tỉnh đã đầu tư gần 570 tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn (nguồn vốn đóng góp của nhân dân đạt 40%) để xây dựng 288,1km đường bê tông xi măng, 2,5km đường nhựa, 60 km đường cấp phối, xây rãnh gạch 77,9km, 222 cống qua đường GTNT… Nổi bật là, việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển GTNT đạt tới 181% kế hoạch năm, tăng 71% so với năm 2009. Các huyện đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm qua, tỉnh đã hỗ trợ 85 tỷ đồng cho GTNT. Nguồn vốn này đã góp phần giảm bớt khó khăn trong việc huy động đóng góp của nhân dân và có tác dụng “kích cầu” cho phong trào cứng hoá mặt đường phát triển đồng đều ở các địa phương, kể cả huyện miền núi. Những xã khó khăn ở trung du, miền núi, vùng bãi Sông Hồng như Lãng Công, Quang Yên, Tân Lập (Sông Lô); Bàn Giản, Tử Du (Lập Thạch); Bồ Lý, Yên Dương (Tam Đảo); An Tường, Phú Thịnh (Vĩnh Tường)… cũng đã xây dựng cứng hoá mặt đường đạt kết quả cao. Kết quả làm đường GTNT năm 2010 đưa tổng số đường GTNT trong tỉnh được cứng hoá đạt 72,5%, làm đòn bẩy để các địa phương phát triển KT- XH, giúp người dân vùng khó khăn thuận tiện trong sản xuất, giao thương hàng hoá, vươn lên trong cuộc sống.
Mặc dù được ngân sách tỉnh hỗ trợ làm GTNT, nhưng việc huy động sức dân ở các xã trung du, miền núi, đất rộng, người thưa, kinh tế chậm phát triển còn nhiều khó khăn, nên các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đã tập trung chỉ đạo, điều hành sâu sát, cụ thể phong trào phát triển GTNT ở địa phương mình. Trong năm 2010, huyện Yên Lạc tập trung chỉ đạo các xã khó khăn vùng bãi Sông Hồng, duy trì phát triển mạnh  phong trào làm đường bê tông xi măng, xây rãnh, duy tu ở nhiều xã, đạt 201,4% chỉ tiêu kế hoạch năm, được nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ trưởng Bộ GTVT. Huyện Vĩnh Tường thành lập Ban chỉ đạo chương trình GTNT do Bí thư huyện uỷ làm Trưởng ban. Bám sát quy hoạch và đề án được duyệt, xây dựng kế hoạch cụ thể, phát động thi đua, có cơ chế kinh phí làm đường. Các xã tổ chức chiến dịch xây dung cứng hoá mặt đường, đạt 208,6% kế hoạch năm, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc. Huyện miền núi Sông Lô tập trung chỉ đạo chiến dịch làm đường bê tông xi măng ở nhiều xã. Trong năm 2010 làm được 26km đường bê tông xi măng, 7km đường cấp phối, xây 3,5km rãnh gạch… xã Lãng Công được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Kinh nghiệm được rút ra trong phong trào xây dựng GTNT của tỉnh để nghiên cứu và áp dụng trong năm nay trước hết cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ từ cấp tỉnh đến các cấp huyện, xã, thị trấn. Có nghị quyết chuyên đề để định hướng cho chính quyền cùng cấp chỉ đạo, điều hành. Tuyên truyền thường xuyên, kiên trì, bền bỉ với nhiều hình thức phong phú đến các khu dân cư, các tổ chức quần chúng để mọi người hiểu lợi ích và tích cực tham gia đóng góp xây dựng, phát triển GTNT. Nâng cao ý thức cộng đồng với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân làm là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần” và thực hiện xã hội hoá trong việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả đầu tư xây dung kết cấu hạ tầng hạ tầng GTNT. Đồng thời cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư của tỉnh, huyện, xã, thị trấn phù hợp để giảm đóng góp, tăng đầu tư cho nông dân và nông thôn. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, có khen thưởng vật chất, tinh thần cho các địa phương, tổ chức, cá nhân để khích lệ và nhân rộng phong trào.
Những năm qua, việc phát triển mạng lưới giao thông, nhất là xây dựng và phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh đã tạo một dấu ấn đậm nét và bền vững, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển về mọi mặt đời sống, xã hội của các vùng, miền, các vùng quê trong tỉnh. Năm 2011, tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và nguồn lực trong dân để xây dựng 5km đường mới, cải tạo, nâng cấp cứng hoá 250km đường GTNT, 20km đường cấp phối, 60km rãnh thoát nước… xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT nhằm từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Báo Vĩnh Phúc

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)