Chuyển đổi số trong quản lý hoạt động vận tải thông qua kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa ngành GTVT với các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác đảm bảo TTATGT là bài nghiên cựu của TS. Đinh Quang Toàn Trường Đại học Công nghệ GTVT và CEO Phan Bá Mạnh, Công ty TNHH Công nghệ AN VUI.
Theo tác giả, việc chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đóng vai trò quan trọng và là động lực chủ đạo cho sự phát triển của đất nước. Chuyển đổi số ngành giao thông vận tải sẽ góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ, đột phá cho việc thực hiện mục tiêu của ngành giao thông qua đó khắc phục được những bất cập trong công tác quản lý hoạt động vận tải đường bộ, trên cơ sở đó nhóm tập trung vào các giải pháp công nghệ: (1) Hạ tầng máy chủ lưu trữ_Database; (2) Nền tảng giao tiếp kết nối API khai thác và quản lý dữ liệu; (3) Bộ công cụ Báo cáo và Kiểm tra. Kết hợp việc kết nối chia sẻ dữ liệu của Ngành với các cơ quan công an, y tế, bảo hiểm và các cơ quan chức năng khác có liên quan nhằm mang lại sự tiện ích, thuận lợi và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
Với việc ứng dụng công nghệ số để đổi mới công tác quản lý, điều hành an toàn và hiệu quả hoạt động vận tải giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh vận tải và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh mới của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và hậu Covid-19 là cấp thiết khi nhóm lựa chọn chủ đề bài viết “Chuyển đổi số trong quản lý hoạt động vận tải thông qua kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa ngành giao thông với các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông”.
HIỆN TRẠNG VỀ LOẠI HÌNH KINH DOANH VẬN TẢI
Kinh doanh vận tải gồm vận tải hành khách và hàng hóa, theo Tổng cục thống kê về cơ cấu thị phần hoạt động kinh doanh vận tải năm 2022 theo các loại hình vận tải. Kinh doanh vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm 92,6 % thị phần vận tải của 5 lĩnh vực; và vận tải hàng hóa bằng đường bộ chiếm 80,35 % thị phần vận tải 5 lĩnh vực.
Theo thống kê của Bộ Công an tính đến năm 2022 trên toàn quốc tổng số xe ô tô 5,1 triệu xe, trong đó tổng số xe kinh doanh vận tải bằng đường bộ là 944.046 xe, trong đó phương tiện kinh doanh vận tải hành khách chiếm 35%, còn lại 65% phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa...
Vì vậy, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ vẫn còn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về việc cạnh tranh không lành mạnh cũng như mất an toàn giao thông cần phải được các cơ quan quản lý nhà nước xử lý triệt để thông qua các giải pháp công cụ ứng dụng công nghệ số.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng công nghệ số trong hoạt động vận tải đường bộ. Lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động vận tải đường bộ. Những hạn chế của chuyển đổi số trong hoạt động vận tải đường bộ.
GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀ KẾT NỐI, CHIA SẺ DỮ LIỆU VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG CÓ LIÊN QUAN TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Cơ sở đề xuất giải pháp
Hành lang pháp lý cho chặt chẽ bao nhiêu thì việc thực thi và giám sát thực hiện vẫn là những trở gại vô cùng lớn. Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đang thực hiện việc đặt vé, đặt hợp đồng online thì các cơ quan chức năng lại kiểm tra giám sát bằng thủ công thì không thể đủ nguồn lực thực hiện việc giám sát. Nghị định số 10/2020/NĐ-CP có quy định việc hình thành hợp đồng phải được thực hiện trước khi xe lăn bánh và gửi đến các sở giao thông để hậu kiểm. Điều này xét trên phương diện lý tưởng thì có thể hiểu được nhưng trong thực tế triển khai các sở giao thông không thể đủ nguồn lực để kiểm soát xử lý xe hợp đồng không gửi báo cáo, chưa kể đến việc gửi theo con đường Email đến các sở sẽ dẫn đền quá tải
và Email không thể chứa được,...
Chính vì vậy việc gửi hợp đồng trước mỗi chuyến đi về sở giao thông đang là vấn đề hết sức hình thức. Muốn triển khai kiểm soát cần phải ứng dụng công nghệ vào việc thu thập và giám sát thông tin như sau: Bộ Giao thông vận tải cần có một cơ sở dữ liệu chung cung cấp nền tảng công nghệ để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đẩy hợp đồng điện tử hoặc lệnh vận chuyển điện tử lên cổng thông tin chung dưới hình thức Open API. Các cơ quan chức năng như Bến xe, Cảnh sát giao thông, Thanh tra chuyên ngành giao thông, Tổng cục thuế, Bảo hiểm sẽ phối hợp truy xuất dữ liệu từ nguồn dữ liệu chung để có thể kiểm tra giám sát các hoạt động. Có như vậy thì tình trạng xe chạy không phép, mới bị xử lý triệt để.
Việc xây dựng một giải pháp quản lý hợp đồng điện tử và lệnh vận chuyển điện tử tập trung cần phải được thực thi sớm để tránh thất thoát thuế của Nhà nước và đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bên cạnh đó đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu nhằm tối ưu hóa trong quản lý hoạt động vận tải đường bộ với các cơ quan chức năng có liên quan.
Mô hình giải pháp Việc ứng dụng công nghệ số và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan chức năng có liên quan trong quản lý hoạt động vận tải đường bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Chuyển đối số trong ngành vận tải đường bộ là một giải pháp quan trọng để tiết kiệm tối ưu chi phí đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh tuy nhiên thách thức lớn nhất là nhận thức của các cấp lãnh đạo trong quản lý Nhà nước cũng như văn hoá của doanh nghiệp cần phải là động lực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp vận tải. Bài viết đưa ra các cơ sở lý luận, phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp để giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước và Doanh nghiệp vận tải từng bước chuyển đổi số để phù hợp với năng lực của mình thông qua hệ thống quản trị vận hành tổng thể giữa Ngành giao thông vận tải với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và doanh nghiệp vận tải giúp công tác quản lý, điều hành an toàn và hiệu quả hoạt động vận tải, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh vận tải và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh mới.
Chi tiết XEM TẠI ĐÂY.
XN