Cảng Melbourne nằm trên cửa sông Yarra thuộc bang Victoria, Australia do một doanh nghiệp quốc doanh quản lí, đó là Tổng công ty cảng Melbourne. Được xây dựng vào năm 1889, đây là một cảng hàng hóa tổng hợp và cũng là cảng container lớn nhất Australia. Lượng hàng container qua cảng chiếm gần 37% của tổng số lượng container thương mại trên toàn nước Úc. Cảng nằm trên một diện tích rộng 143.000 m².
Hàng năm lượng tàu qua cảng Melbourne vượt hơn 3.500 lượt tàu. Đây cũng là một trung tâm quan trọng đối với các ngành sản xuất, tài chính, kinh doanh, thông tin liên lạc.
Hiện tại hai công ty xếp dỡ container DP World và Patrick Stevedores chịu trách nhiệm xử lý hầu hết các hàng hoá tại cảng, Việc vận chuyển hầng hóa tại cảng được giao cho các công ty Patrick Shipping và Toll Shipping, Bass Strait Shipping.
Bến Swanson trong cảng Melbourn
Trước năm 1889, các tàu hàng cỡ lớn không thể di chuyển vào sông Yarra, do đó các tàu lớn hơn phải bốc dỡ hàng hóa tại Hobsons Bay (nay Williamstown) hoặc Sandridge. Hàng hoá sau đó được vận chuyển đến các kho trữ bằng đường sắt hoặc bằng các xà lan.
Để chỉnh trị dòng sông, năm 1877 chính quyền thực dân tại Victoria đã yêu cầu Sir John Coode, một kỹ sư người Anh tìm giải pháp. Theo kế hoạch của Coode, một kênh đào đã được xây dựng ở phía nam của con sông để thay đổi dòng chảy của nó. Điều này cho phép các tàu lớn có thể đến Queensbridge. Coode cũng giám sát quá trình xây dựng Victoria Dock trên bãi lầy ven sông.
Kể từ đó đến nay cảng không ngừng được nâng cấp, xây dựng mở rộng. Năm 1928 cầu Spencer Street, năm 1975 cầu Charles Grimes đã được xây dựng tạo thuận lợi cho việc ra vào cảng bằng đường bộ. Năm 1956 Dock Appleton và Webb Dock cũng đã được mở rộng vào năm 1960.
Để có thể đón các tàu lớn hơn vào cảng, tháng 2 năm 2008 dự án nạo vét cảng Phillip Bay đã được tiến hành với khoản đầu tư 248 triệu $. Dự án hoàn thành vào tháng 11 năm 2009 với luồng vào cảng có độ sâu 14m sau khi đã nạo vét, 22 triệu mét khối cát và bùn.
Tuyến đường sắt liên kết Dynon trong cảng được xây dựng vào tháng 7 năm 2009 cũng đã tạo ra sự kết nối trực tiếp và liên tục từ hệ thống đường sắt chinh với cảng. Tuyến đường sắt Dynon này giao với tuyến đường sắt chính tại phía bắc của Footscray Road. Tháng 2 năm 2003, Swanson Dock West cũng đã được nối vào tuyến đường sắt trong cảng, trong khi đó tuyến đường sắt Swanson Dock East đang trải qua quá trình nâng cấp. Ngoài ra cảng cũng đang có kế hoạch kết nối Webb Dock, ở phía nam sông Yarra, với tuyến đường sắt. Hiện tại các nghiên cứu cho dự án đang được triển khai.
Tính đến cuối tháng 6 năm 2009, cảng Melbourn đã xếp dỡ 2.160.000 TEU. Mặc dù số container thương mại giảm 4,4%, cảng vẫn duy trì vị trí là cảng container hàng đầu. Tổng số container thương mại được chuyên chở qua cảng trong năm tài chính 2009-2010 là 2.237.000 TEU, tăng 3,7% so với năm tài chính trước đó. Ngay trong tháng 1 năm 2010, tổng cộng thặng dư thương mại của cảng tăng 9,5%, so với cùng kỳ năm trước. Tổng số container thông qua cảng trong tháng 1 năm 2010 là 174.000 TEU.
Bên cạnh công tác bốc xếp, cảng Melbourne cũng cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ hàng hải, dịch vụ thương mại, kiểm nghiệm cầu tau, lối đi trên tàu, cho thuê nhà xưởng và cho thuê xà lan.
Song song với đó là công tác đảm bảo an ninh tại cảng. Với các quy tắc, quy định được thiết lập theo Đạo luật an ninh vận tải hàng hải và các phương tiện ngoài khơi (MTOFSA) năm 2003, cảng áp dụng ba mức độ an ninh cho việc đảm bảo an toàn tại cảng. Trong đó cấp một là mức mặc định, cấp hai được áp dụng khi có nguy cơ cao về mất an ninh, và cấp ba là thực thi khi các nguy cơ mất an ninh sắp xảy ra.
Cảng Melbourn có 34 bến cảng thương mại với bốn cảng container quốc tế. Những bến cảng đa mục đích có khả năng xếp dỡ nhiều laoij hàng hóa khác nhau từ gỗ cho đến xe có động cơ. Cảng cũng có các bến chuyên xử lí hàng khô như xi măng, ngũ cốc, đường, tro bay và thạch cao. Với các loại hàng lỏng như mật đường, dầu thô và hóa dầu, cảng sử dụng các phương pháp xử lý chất lỏng mới nhất.
Theo Maritime Magazine