Tuy chưa hề bay, thậm chí chiếc đầu tiên sẽ chỉ được trình làng vào ngày 7 tháng 8 nãm 2007 với mục tiêu cất cánh bay thử lần đầu vào cuối tháng 8/2007, nhưng loại máy bay phản lực dân dụng mới nhất của nhà sản xuất Boeing, 787 Dreamlioner đã lập được kỷ lục rất đáng nể.
DÃY CHUYỀN SẢN XUẤT TÂN KỲ
Vào ngày 22/5 vừa qua, nhà sản xuất máy bay dân dụng Boeing đã giới thiệu dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh (FAL, tắt của Finai assembly line) chủng loại máy bay mới nhất của hãng là kiểu B787 (tuỳ theo thiết kế chỗ, có khả nãng chở từ 210 đến 330 hành khách, tầm hoạt động 8200 dặm/15.000 km, gắn động cơ của ROLLS-ROYCE hoặc của General Electric) trong nhà máy lớn của hãng tại Everett gần thành phố Seattle, bang Washington.
Vì B787 là một sảnphẩm mới hoàn toàn, với 50% thành phần làm bằng vật liệu carbon composite cực nhẹ nhưng cũng cực bền chắc nên nó cũng được lắp ráp hoàn chỉnh từ một dây chuyền tự động di chuyển theo từng trạm, khác hẳn các dây chuyền lắp ráp máy bay trước đây thường dùng đến các cần cẩu để trục các thành phần đến từng trạm ráp. Tia laser được sử dụng làm "ánh sáng dẫnđường" để việc chuyển dịch các thành phần đến trạm thật chính xác giúp cho việc lắp ráp không bị chậm trễ hoặc sự cố.
Chiếc B787 được cấu tạo nên bởi 6 thành phần lớn (gồm phần thân câu mũi, phần thân giữa, phần thân đuôi, hai cánh lớn, cánh đuôi đứng và cánh đuôi ngang) đã được vậnchuyển đến nhàmáy Everett bằng chiếc Dreamlifter. Ðây là một máy bay lớn 747-400 được cải biến thành máy bay chở hàng khổng lồ LCF (tắt của Large cargo freighter). 6 thành phàn này lần lượt được kết nối vào nhau với sự "kềm kẹp" của một kết cấu lớn đóng vai trò bục đỡ có tên gọi là MOATT (tắt của mother of all tool towers, tức tháp công cụ khổng lồ). Sau khi các thành phần đã ráp được vào nhau, chiếc B787 sẽ được dịch chuyển đến trạm số 2 và được gắn thêm động cơ, dàn càng hạ cánh và các trang thiết bị nội thất.
Khi đến trạm số 3, nó trải qua quy trình lắp ráp cuối và thử nghiệm. Trạm 4 sẽ dành cho việc giải quyết những vấn đề bất ngờ nẩy sinh.
Boeing cho biết sẽ sử dụng 3 ca công nhân lắp ráp đế chiếc B787 được hòan tất kịp thời gian trình làng. Với dây chuyền lắp ráp cuối cùng tân kỳ này Boeing tin rằng khi các đội công nhânvà kỹ sư đã thao tác thuần thục thì họ có thể hoàn tất việc lắp ráp một chiếc B787 chỉ sau 6 ngày. Và sau đó thì có thể cứ sau mỗi 3 ngày là làm ra một chiếc. Ở không gian lắp ráp hoàn chỉnh máy bay B777, các công nhân hiện phải mất 18 ngày mới hoàn tất được một chiếc.
Nhưng đó mới là mục tiêu phải đạt được khi đã lắp ráp xong 100 chiếc đầu tiên, còn hiện nay, Boeing phải nỗ lực hoàn tất chiếc đầu tiên sau 7 tuần lắp ráp. Thách đố đáng kể nhất là liệu các nhà sản xuất các thành phần và các chi tiết, phụ tùng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó cả Nhật (hãng Mitsubishi Heavy lndustries sản xuất các bộ cánh lớn tại Nagoya; hãng Kawasaki Heavy lndustries; hãng Fuji Heavy lndustries phụ trách các phần thân tàu) và Ý (hãng Alenia Aeronuatica sản xuất một phần thân tàu), có thể cung ứng hàng kịp thời cho Boeing hay không.
Boeing dự kiến đến tháng 5/2008 sẽ giao chiếc B787 ðầu tiên cho All Nippon Airways, hãng này là khách hàng đầu tiên đặt mua nhiều chiếc B787. Theo lịch sản xuất thì đó là chiếc thứ 7, tức sau 6 chiếc dành cho các công trình thử nghiệm cần thiết trước khi đạt được chứng chỉ chủng loại máy bay của các cơ quan hữu quan. Kế hoạch của Boeing là trong hai nãm đầu tiên sau cột mốc ấy là phải sản xuất được 112 chiếc B787.
Từ khi chính thức được triển khai phát triển xây dựng hồi tháng 4/2004 đến tháng 5/2007, đã có 44 hãng đặt mua chính thức 568 chiếc B787. Khách hàng gần đây nhất (tính vào thời điểm 22/5/2007) đặt mua một chiếc B787 -8 có khả năng-bay nonstop từ Hong Kong đến New York hoặc Los Angeles là ông Joseph Lau, một tỷ phú địa ốc (công ty Chinese Estates Holdings) và thương mại ở Hong Kong. Giá niêm yết một chiếc loại này là 153 triệu USD.
MẶT HÀNG CHẠY NHẤT TRONG LỊCH SỬ BOEING
Ngay từ hồi tháng 3/2007, Boeing đã cho biết sau khi nhận được từ hãng Japan Airlines (JAL) lệnh mua thêm 5 chiếc B787 800 Dreamliner thì tổng số chiếc B787 mà Boeing chính thức bán được cho 43 hãng khách hàng lên đến 514 chiếc. Riêng JAL, hãng hàng không lớn nhất của Nhật đặt mua 35 chiếc, trong đó có 30 chiếc đặt mua từ tháng 12/2004. Ðó cũng là nãm mà Boeing mới bắt đầu triển khai dự án máy bay làm bằng vật liệu composite (khoảng 50%) nên rất nhẹ mà ít tiêu hao nhiên liệu hơn nhiều loại máy bay hiện hành.
Vietnam Airlines cũng là một khách hàng đã mua loại máy bay hiện đại này. Theo hợp đồng đã ký thì Vietnam Airlines sẽ nhận 2 chiếc B787 trong năm2009 và 2 chiếc còn lại vào năm 2010. Lệnh chọn mua loại động cơ nào để sử dụng với 4 chiếc B787 này có thể sẽ phải được gửi đi trong các tháng còn lại của năm 2007. Và có khả nãng Vietnam Airlines sẽ mua thêm 10 chiếc loại này.
Do B787 quá thành công nên từ tháng 10/2006, đối thủ Airbus cũng đã phải triển khai dự ánmáy bay mới A350 XWB để cạnh tranh, giành khách hàng. Nhưng trong khi B787 sẽ bay thương mại kể từ nãm 2008 thì A350 XWB, gắn động cõ Trent XWB hiện đang được nghiên cứu phát triển bởi ROLLS-ROYCE, chỉ bay chở khách từ nãm 2013. Bước đầu, nó cũng đã có được một số khách hàng. Chẳng hạn như Finnair của Phần Lan đã ký lệnh mua 11 chiếc, dành ưu tiên mua thêm 4 chiếc; hãng Qatar Airways cho biết sẽ chính thứ đặt mua 80 chiếc còn Aeroflot mua hơn 20 chiếc.
B787 có thể chở từ 250 đến 300 hành khách bay tầm xa 14500 km mà tiêu thụ 20% nhiên liệu ít hơn các loại máy bay hiện nay cùng kích cỡ với nó. Dòng B787 này sẽ được sản xuất ở ba kiểu chính là 787-800; 787-900 và 787-1000. Tuy nhiên cũng có một số nhà chuyên môn nhắc đến việc B787 dường như sẽ nặng vài tấn nhiều hơn so với thiết kế ban đầu. Ðiều này có thể sẽ ảnh hqởng đến mức tiêu hao nhiên liệu; tầm hoạt động của máy bay.
"Rõ ràng B787 đã trở thành loại máy bay bán chạy nhanh nhất trong lịch sử hàng không thế giới" ông Scott Carson, Tổng giám đốc nhánh máy bay thương mại của Boeing phát biểu. Phần việc quan trọng của Boeing lúc nàylà nghiên cứu giải pháp khả thi nhất để gia tãng khả nãng sản xuất B787 hòng kịp giao cho các khách hàng.
Boeing hiện phải trưng dụng từ 3000 đến 4000 người, chủ yếu là những kỹ sư cho chương trình B787. Theo nhật báo Seattle Times thì trong nãm 2008 và nửađầu nãm 2009, Boeing có khả năng lắp ráp hoàn chỉnh mỗi tháng 7 chiếc B787 và từ năm2010 là 10 chiếc/ tháng. Ðây cũng sẽ là một kỳ tích vì B787 chẳng phải là loại máy bay thân nhỏ, cánh ngắn như loại B737. Do đã bán được hơn 500 chiếc nên từ nay trở đi hãng nào đặt mua B787 chắc chắn sẽ chỉ được nhận hàng kể từ nãm 2013.
Trước đây dòng máy bay bán chạy nhanh nhất là dòng B737 Next Generation (các kiểu 700, 800 và 900) với 473 chiếc đã bán được rồi thì chiếc đầu tiên mới được lăn bánh ra khỏi nhà máy lắp ráp vào tháng 12/1996.
Tạp chí Hàng không 7/2007