Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro trượt đất, đảm bảo an toàn cho các tuyến đường giao thông huyến mạch của Việt Nam

Thứ năm, 13/10/2016 14:22 GMT+7

Ngày 13/10, tại Hà Nội, Bộ GTVT và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức Hội thảo SATREPS Việt Nam - Nhật Bản về “Đánh giá rủi ro trượt đất dọc theo các tuyến đường giao thông chính ở Việt Nam”.

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Vụ trưởng Vụ KHCN Hoàng Hà; Viện trưởng Viện KH&CN GTVT (Giám đốc Dự án) Nguyễn Xuân Khang; đại diện Lãnh đạo các Vụ, Cục, Tổng cục chức năng của Bộ GTVT, JICA Việt Nam; Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; các cơ quan quản lý chuyên ngành, các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông phát biểu khai mạc Hội thảo

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đánh giá, trượt đất là một trong những thảm hoạ thiên nhiên xuất hiện trên khu vực miền núi, nơi có địa hình phân cắt mạnh, cấu trúc địa chất phức tạp và thời tiết khí hậu mưa nhiều, gây ra các tổn hại to lớn đối với tài sản và đe dọa tới tính mạng của con người. Với 3/4 chiều dài của các quốc lộ đang quản lý nằm trong khu vực đồi núi, Bộ GTVT là một trong các Bộ phải chịu tác động trực tiếp từ hiện tượng thiên tai này hàng năm, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Thứ trưởng cho biết, năm 2012, được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Nhật Bản, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án hợp tác nghiên cứu “Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do trượt đất dọc các tuyến đường giao thông chính tại Việt Nam” thời gian thực hiện  2011 - 2016 và giao cho Viện KH&CN GTVT là Chủ dự án, triển khai thực hiện.

đại diện Lãnh đạo các Vụ, Cục, Tổng cục chức năng của Bộ GTVT, JICA Việt Nam; Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; các cơ quan quản lý chuyên ngành, các nhà khoa học trong

Các đại biểu đại diện Lãnh đạo các Vụ, Cục, Tổng cục chức năng của Bộ GTVT dự Hội nghị

“Mục tiêu trực tiếp của Dự án là phát triển công nghệ đánh giá rủi ro trượt đất nhằm giảm thiểu những thảm họa do trượt đất gây ra trên các trục giao thông chính của Việt Nam và mục tiêu lâu dài là xã hội hóa triển khai áp dụng công nghệ đánh giá rủi ro trượt đất và hệ thống cảnh báo sớm đã được phát triển thông qua Dự án để góp phần đảm bảo an toàn cho các tuyến đường giao thông huyến mạch của Việt Nam” - Thứ trưởng nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Xuân Khang - Viện trưởng Viện KH&CN GTVT, Giám đốc Dự án cho biết, Dự án hỗ trợ kỹ thuật về “Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do trượt đất dọc các tuyến đường giao thông chính tại Việt Nam” sử dụng viện trợ không hoàn lại của JICA Nhật Bản tài khóa 2011 - 2016 được Bộ GTVT giao nhiệm vụ cho Viện Khoa học và Công nghệ GTVT là đơn vị Chủ dự án.

PGS.TS Nguyễn Xuân Khang - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT

PGS.TS Nguyễn Xuân Khang - Viện trưởng Viện KH&CN GTVT phát biểu tại Hội thảo

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Viện KH&CN GTVT và Hội Trượt đất quốc tế (ICL) đã tổ chức triển khai Dự án theo tiến độ và các nội dung của Văn kiện dự án và Biên bản thảo luận (RD) đã được ký kết giữa Bộ GTVT và JICA. Các kết quả của Dự án bao gồm phát triển nguồn nhân lực; lập bản đồ rủi ro do trượt đất; thí nghiệm trong phòng và mô phỏng trượt đất; thiết lập hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm tại ga Hải Vân, đặc biệ đánh giá cao bộ hướng dẫn tích hợp về đánh giá rủi ro do trượt đất.

Kết quả Dự án không chỉ giúp Bộ GTVT trong đánh giá giảm thiểu rủi ro do trượt đất mà còn có thể ứng dụng ở các Bộ khác như Bộ Xây dựng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương…

các chuyên gia và các nhà khoa học trong lĩnh vực trượt đất Nhật bản

Các đại biểu đại diện ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam, JICA, JST, ICL và các chuyên gia Nhật Bản dự Hội nghị

Trong thời gian tới, Bộ GTVT tiếp tục đầu tư nghiên cứu về đánh giá rủi ro do trượt đất, đặc biệt đối với những tuyến quốc lộ trọng yếu của đất nước. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu trượt đất cho khu vực và các điểm trượt đất cụ thể. Tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp các hướng dẫn về đánh giá rủi ro do trượt đất thành các TCCS, TCVN.

Bộ GTVT mong muốn kết quả của Dự án này sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ JICA cho những dự án ODA tiếp theo để có thể áp dụng rộng rãi công nghệ này cho các tuyến đường giao thông tại Việt Nam.

Xuân Nguyên

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)