Lễ phát động “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020” của Liên hiệp quốc tại Việt Nam

Thứ tư, 11/05/2011 10:11 GMT+7
Ngày 11/5/2011, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Ủy ban ATGT quốc gia và Bộ GTVT chính thức tổ chức Lễ phát động hưởng ứng kêu gọi của Liên hợp quốc về “Thập kỷ hành động về an toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020”. Tới dự Lễ phát động có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và đại diện của các tổ chức quốc tế; các bộ, ban, ngành trung ương; chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và các phóng viên trong và ngoài nước.

Ngày 11/5/2011, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Ủy ban ATGT quốc gia và Bộ GTVT chính thức tổ chức Lễ phát động hưởng ứng kêu gọi của Liên hợp quốc về “Thập kỷ hành động về an toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020”. Tới dự Lễ phát động có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và đại diện của các tổ chức quốc tế; các bộ, ban, ngành trung ương; chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và các phóng viên trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ phát động, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Lễ phát động này là hành động khởi đầu, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững. Chương trình này sẽ đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, đặc biệt có tác động lan toả, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của mọi người dân.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới về phòng chống tai nạn thương tích giao thông đường bộ, mỗi năm toàn thế giới có khoảng 1,3 triệu người bị chết và từ 20 đến 50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông đường bộ đã trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với thanh niên từ 15 đến 29 tuổi.
Ngoài ra, 90% số người tử vong do tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ở những nước thu nhập thấp và trung bình với chủ yếu nạn nhân là những người đi bộ, xe máy.

Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia Hồ Nghĩa Dũng
phát biểu tại buổi Lễ

Phát biểu tại Lễ phát động, Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia Hồ Nghĩa Dũng cho biết: Việc Liên hợp quốc phát động thực hiện sáng kiến này là sự nhận thức đầy đủ, mang tính nhân văn cao của cộng đồng thế giới trước một vấn đề được coi là nguyên nhân thứ 3 dẫn đến gánh nặng bệnh tật và thương tích toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm, hoan nghênh, đánh giá cao sáng kiến thực hiện chương trình 'Thập kỷ hành động về an toàn giao thông đường bộ' với mục tiêu chính là giảm được 50% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ gây ra.

Các đại biểu trong và ngoài nước tham dự Lễ phát động

Tai nạn giao thông ở Việt Nam, sau nhiều năm tăng liên tục, đã bắt đầu giảm từ năm 2003. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, tai nạn giao thông mới có xu hướng được kiềm chế và giảm thiểu.
Cách đây 4 năm, Chính phủ đã có riêng một Chương trình hành động - thể hiện tại Nghị quyết số 32 - về các giải pháp cấp bách cần thực hiện để giảm thiểu và kiềm chế tai nạn giao thông. Việc thực hiện quyết liệt các giải pháp trong Nghị quyết và các chính sách khác ở cấp quốc gia và địa phương đã bước đầu mang lại hiệu quả, giúp kiềm chế sự gia tăng của tai nạn giao thông trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy kết quả giảm thiểu tai nạn giao thông chưa thực sự bền vững.
Chính phủ đã chỉ đạo Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ GTVT xây dựng “Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 của Việt Nam” - là một nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý và là một trong 5 lĩnh vực mà Liên hợp quốc đã khuyến cáo - để trình Thủ tướng Chinh phủ ban hành trong năm 2011. Hội nghị quốc tế về Báo cáo cuối kỳ của Chiến lược nói trên đã được tổ chức vào ngày 15/4 vừa qua và đã nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Trong thời gian tới, trên cơ sở “Chiến lược đảm bảo trật tự vì an toàn giao thông đường bộ quốc gia” được phê duyệt, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các doanh nghiệp... sẽ tiếp tục triển khai các chính sách và giải pháp ở cấp quốc gia và địa phương, hướng tới mọi đối tượng như các cơ quan quản lý; người tham gia giao thông và mọi người dân; kết cấu hạ tầng và phương tiện; vấn đề ứng phó với tai nạn để kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ; xây dựng và củng cố văn hóa giao thông; củng cố nền tảng kỷ cương giao thông bền vững và lâu dài.
Toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia Hồ Nghĩa Dũng tại Lễ phát động xem tại đây.

Vũ Đức

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)