Dự án nâng cấp, mở rộng đường cao tốc B2 phía Bắc Alpurt, New Zealand(Thứ sáu, 28/05/2010 00:00 GMT+7)
Trong những năm qua, New Zealand đã chi rất nhiều tiền để nâng cấp và mở rộng hệ thống đường cao tốc của mình. Một trong những dự án kỹ thuật lớn nhất được thực hiện ở New Zealand là dự án mở rộng 7.5km đường cao tốc phía Bắc SH1 (còn gọi là đường B2 ALPURT). Đoạn cao tốc mới bốn làn đường này sẽ là đoạn quốc lộ đầu tiên thu phí sử dụng.
Trong những năm qua, New Zealand đã chi rất nhiều tiền để nâng cấp và mở rộng hệ thống đường cao tốc của mình. Một trong những dự án kỹ thuật lớn nhất được thực hiện ở New Zealand là dự án mở rộng 7.5km đường cao tốc phía Bắc SH1 (còn gọi là đường B2 ALPURT). Đoạn cao tốc mới bốn làn đường này sẽ là đoạn quốc lộ đầu tiên thu phí sử dụng.
Dự án này nằm trong giai đoạn cuối của dự án Đường cao tốc phía Bắc giữa Albany và Puhoi. Phần hiện tại (7.5km) đang xây dựng mở rộng nằm ở phía bắc tuyến đường, trong đoạn từ Grand Drive ở Orewa và giao với quốc lộ 1 tại Cầu Titford ở Puhoi. Đường cao tốc mới cho phép các phương tiện không phải đi qua thị trấn Orewa, làm giảm tắc nghẽn giao thông và cung cấp một tuyến đường an toàn hơn giữa Auckland và Northland.
Đoạn cao tốc bốn làn đường mới này có độ dài 7,5km
Tuyến đường đang được công ty Transit New Zealand của nhà nước xây dựng và được thực hiện dưới dạng hợp tác công – tư (PPP) với chi phí ước tính là 360 triệu $.
Các công việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý dự án đường cao tốc được thực hiện bởi Northern Gateway Alliance trong đó bao gồm các công ty: Transit New Zealand, Fulton Hogan, Leighton Contractors, URS New Zealand (kỹ thuật và quản lý dự án), VSL International (kỹ thuật cầu), Tonkin & Taylor (địa chất kỹ thuật và thiết kế mặt đường) và Boffa Miskell (môi trường).
Nhà thầu khác gồm Halcrow cho các dịch vụ thiết kế trên đường hầm, SIKA NZ and Allied Concrete Ltd (bê tông đường hầm) và Allianz Global Corporate & Specialty – Pacific bảo hiểm dự án.
Công trình được bắt đầu vào tháng 12 năm 2004 sau khi cơ quan quản lý đất đai và Giao thông vận tải New Zealand cung cấp nguồn vốn ban đầu là 20 triệu $. Công trình hoàn thành vào giữa năm 2009 với việc thảm 130.000 m² của mặt đường.
Dự án đường cao tốc cũng liên quan đến việc xây dựng năm cống, đường hầm đôi qua đồi Johnstone, và một loạt các cầu bao gồm ba cây cầu lớn tại Waiwera, Nukumea và Otanerua. Dự án được thực hiện trên khu vực có địa hình gồ ghề và được dự tính sẽ phải đào đắp 3 triệu mét khối đất.
Các cấu trúc dọc theo tuyến đường sẽ bao gồm một điểm giao hình thoi tại Orewa (dài 68m, rộng 10.25m ) kết hợp với một cây cầu (mỗi hướng gồm một làn dành cho xe và một làn cho đi bộ). Hai cầu cạn sinh thái tại Nukumea và Otanerua sẽ cung cấp các hành lang sinh thái cho phép các động vật hoang dã đi lại phía dưới cầu .
Cầu cạn sinh thái Nukumea dài 180m, rộng 23m và có sáu nhịp dài 30m) băng qua phía bắc của Stream Nukumea và cung cấp một hành lang sinh thái phía dưới đường cao tốc cho động vật hoang dã. Tương tự, cầu cạn Otanerua dài 256m, rộng 25m có 8 nhịp dài 32m bắc qua nhánh phía bắc của Stream Otanerua và cũng có thể là một cầu sinh thái.
Thi công cầu cạn Waiwera
Cây cầu lớn nhất trong dự án này sẽ là cầu cạn Waiwera dài 537m với độ dài giữa hai nhịp là 76m.
Cầu Hillcrest sẽ là một cầu vượt nối Hillcrest Road tại Orewa tới phía tây của đường cao tốc. Cuối cùng, đường hầm quan đồi Johnstone dài 345m và rộng 12m.
Cầu cạn đôi Waiwera dài 537m đang được xây dựng là hai cấu trúc độc lập nhằm tách các làn xe di chuyển theo hướng bắc và nam trước khi vào hầm ngay phía bắc của cầu.
Siêu cầu này được xây dựng bằng các dầm hộp bê tông dự ứng lực theo phương pháp đúc hẫng cân bằng bằng cách sử dụng một dàn cẩu phía trên. Phương pháp này đã được lựa chọn vì nó cho phép xây dựng các siêu cấu trúc mà không cần thực hiện từ mặt đất.
Các trụ cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép, kết hợp phụ gia microsilica bảo vệ môi trường biển. Đây là cây cầu được thiết kế sử dụng trong 100 năm.
Hầm Johnstone gồm hai đường hầm song song, mỗi đường hầm dài 345m và rộng 12m, cao 9m trong đó một đường dành cho thoát nạn khi xảy ra sự cố; Chúng được lựa chọn xuyên qua các ngọn đồi và sẽ ít gây tác hại tới môi trường.
Các hệ thống đường hầm được trang bị hệ thống tín hiệu điều khiển giao thông, hệ thống chống cháy, hệ thống quạt thông gió trên vòm đường hầm, hai lối đi trong trường hợp khẩn cấp kích thước 10m × 6m phủ bê tông, hai làn đường 3,5 m và một làn đường đi bộ trên cao rộng 2,5 m.
Để thi công đường hầm người ta đã sử dụng một máy đào 50t để đào xuyên qua lớp cát sa thạch và lớp bột kết. Các đường hầm được gia cố ban đầu ban đầu bằng các lưới thép và được phun bê tông. Hệ thống phun này được cung cấp bởi Sika NZ cho phép phun bê tông mà không cần lắp đặt lâu.
Trong quá trình xây dựng đường hầm cửa phía Bắc đã được cắt và che chắn, để dễ dàng khôi phục lại các đường nét tự nhiên của ngọn đồi sau khi xây dựng hoàn tất. Cửa phía Nam được đặt tại một khu vực nhạy cảm với môi trường, do đó, đội xây dựng đã có kế hoạch đào cả hai đường hầm từ phía bắc và chỉ làm tối thiểu các công việc ở phía nam. Điều này sẽ giảm bớt các trạm làm việc cần thiết trên các sườn phía nam và cũng có thể giảm thiểu khả năng thiệt hại cho môi trường.
Theo Roads & Bridges