Hệ thống quản lý giao thông ở Vilnius, Litva(Thứ hai, 31/05/2010 00:00 GMT+7)
Tháng 6 năm 2007 thành phố Vilnius, Litva, một nước vùng Baltic, đã lần đầu tiên giới thiệu một hệ thống thông minh quản lý giao thông toàn thành phố (TMS). Cơ quan quản lí thành phố muốn cải thiện khả năng điều khiển tình trạng giao thông khi lượng phương tiện giao thông ở trung tâm thành phố đang ngày một gia tăng gây nên cảnh tắc nghẽn nghiêm trọng và ùn tắc.
Tháng 6 năm 2007 thành phố Vilnius, Litva, một nước vùng Baltic, đã lần đầu tiên giới thiệu một hệ thống thông minh quản lý giao thông toàn thành phố (TMS). Cơ quan quản lí thành phố muốn cải thiện khả năng điều khiển tình trạng giao thông khi lượng phương tiện giao thông ở trung tâm thành phố đang ngày một gia tăng gây nên cảnh tắc nghẽn nghiêm trọng và ùn tắc.
Vilnius là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất tại Litva. Thành phố có diện tích 392km² và trong vài năm qua đã có sự gia tăng lớn về phương tiện giao thông ở trung tâm thành phố. Hệ thống mới được bổ sung này đã được cài đặt nhiều chức năng riêng rẽ chẳng hạn như hệ thống biển báo linh hoạt.
TMS mới được kết nối trung tâm điều hành cùng với dữ liệu tình trạng giao thông toàn thành phố cho phép trung tâm điều hành kiểm soát tình hình. Dự án có chi phí khoảng 7 triệu € và đi vào hoạt động từ đầu năm 2008.
Hệ thống quản lí giao thông tuyệt vời của Vilnius được cung câp bởi Tập đòan Giải pháp và Dịch vụ Công nghiệp Siemens kết hợp với một nhóm các công ty gồm Eismas Ltd, Fima Ltd và Hnit-Baltic GeoInfoservisas.
Hệ thống quản lý giao thông mới Sitraffic Concert có khả năng đối sánh các thông tin giao thông từ một số nguồn khác nhau
Hệ thống quản lý giao thông mới Sitraffic Concert có khả năng đối sánh các thông tin giao thông từ một số nguồn khác nhau và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu đã được xử lí. Hệ thống tương thích với tất cả các hệ thống tiêu chuẩn trên toàn thế giới. Siemens đã ký hợp đồng bảo trì hệ thống cho đến năm 2018.
Hệ thống Concert có thể bao quát giao thông trong thành phố từ những chiếc xe di chuyển chậm tìm kiếm một chỗ đậu xe, giao thông qua trung tâm thành phố, giao thông trên xa lộ bên ngoài thành phố và giao thông ngoại thành cửa ngõ thành phố. Hệ thống này sử dụng hai thành phần chính là Kênh phát thanh giao thông thông báo tình hình giao thông; và hệ thống CCTV, trong đó bao gồm một loạt các camera giám sát các điểm đen và các khu vực có nhiều nguy cơ như đường hầm và các nút giao thông.
Các TMS có thể phát sóng cập nhật từng phút các thông tin về các khu vực tắc nghẽn, vị trí các đoạn đường đang được sửa chữa và cả thời tiết. Các dữ liệu được lấy trực tiếp từ TMS và được truyền đi bằng một số cách như: trên internet, trên bảng VMS thông báo tình hình giao thông, qua tin nhắn SMS và qua e-mail (đến thuê bao).
Hệ thống mới sẽ cho phép các phương tiện di chuyển nhanh hơn và cũng cải thiện bảng thời gian của giao thông công cộng. Ngoài ra, các xe ưu tiên sẽ được cung cấp một “làn sóng xanh” qua đèn giao thông khi hệ thống Concert được tích hợp hoàn toàn với hệ thống điều khiển đèn giao thông.
Hệ thống SiTraffic Concert là hệ thống mở và mô-đun, nghĩa là tùy thuộc vào yêu cầu và công nghệ mới, các bộ phận chức năng có thể được gắn thêm.
Hệ thống bao gồm các hệ thống con như hệ thống tập hợp dữ liệu giao thông (TDC) trung tâm kiểm soát phát hiện, hệ thống quản lý bãi đậu xe (PMS) và hệ thống điều khiển biển báo VMS.
Trạm dự báo thời tiết Stella được tích hợp trong SiTraffic
SiTraffic còn bao gồm cả một trạm dự báo thời tiết Stella trong đó có một loạt các cảm biến thu thập dữ liệu về môi trường như đo gió, mưa, tầm nhìn, điều kiện đường sá, độ ẩm và nhiệt độ.
Ngoài ra hệ thống này có thể được tích hợp hoàn toàn để đưa ra cảnh báo về điều kiện đường xấu và thời tiết ở các khu vực nhất định, Stella cũng có thể được sử dụng như hệ thống đếm phương tiện hoặc một hệ thống cảnh báo tắc nghẽn.
Hệ thống SiTraffic cũng có thể tính toán lượng khí thải giao thông và có thể tích hợp dữ liệu này trong kiểm soát giao thông tại trung tâm thành phố để duy trì chất lượng không khí.
Theo Transportation