Dự án đường cao tốc Albania-Kosovo, Albania(Thứ sáu, 23/07/2010 00:00 GMT+7)
Tuyến đường cao tốc này bắt đầu tại cảng Albania ở Durres và kết thúc ở thành phố Morine, nằm trên biên giới của Albania và Kosovo. Theo thiết kế tuyến đường chạy qua các thành phố Durrës, Rreshen, Reps, Thirra, Kalimash và Morine. Tuyến đường dài 170km 105 dặm) với bốn làn xe hai chiều này dự kiến sẽ giảm thời gian đi lại giữa hai thành phố từ sáu giờ xuống hai giờ, với tốc độ ước tính 80-100km/h.
Dự án đường cao tốc bốn làn xe Albania Kosovo là dự án công trình công cộng lớn nhất Albania. Chi phí ban đầu của nó được ước tính khoảng 600 triệu €, nhưng trong quá trình xây dựng con số này đã tăng lên gấp đôi.
Tuyến đường cao tốc này bắt đầu tại cảng Albania ở Durres và kết thúc ở thành phố Morine, nằm trên biên giới của Albania và Kosovo. Theo thiết kế tuyến đường chạy qua các thành phố Durrës, Rreshen, Reps, Thirra, Kalimash và Morine. Tuyến đường dài 170km 105 dặm) với bốn làn xe hai chiều này dự kiến sẽ giảm thời gian đi lại giữa hai thành phố từ sáu giờ xuống hai giờ, với tốc độ ước tính 80-100km/h.
Tuyến đường dài 170km với tốc độ dự tính 80-100km/h
Đoạn giữa Rreshen (Trung tâm Albania) và Kalimash (đông bắc Albania) của tuyến đường đã được khánh thành ngày 26 tháng 6 năm 2009. Dự kiến dự án được sẽ hoàn thành vào tháng 7 năm 2010.
Dự kiến khi hoàn thành tuyến cao tốc này sẽ thúc đẩy ngành du lịch tại Albania, do hầu hết du khách đến Albania đều đi qua Kosovo hoặc Macedonia. Nằm trên tuyến đường cao tốc, cảng Durrës cũng sẽ là cửa ngõ đón khách du lịch qua biển Adriatic.
Nằm trong dự án, đoạn cao tốc Rreshen - Kalimash dài 61km (38 dặm) là một đoạn quan trọng của dự án. Để xây dựng đoạn cao tốc này người ta chia công việc thành ba gói nhỏ - một gói dài 19km từ Rreshen đến Reps, một gói dài 27km từ Reps đến Thirra và một gói dài 15km từ Thirra đến Kolshi. Tổng số có một đường hầm và 27 cây cầu đã được xây dựng băng qua các địa hình dốc và miền núi của đoạn đường 61 km này. Riêng đoạn từ Reps đến Thirra đã có 17 cây cầu. Đây cũng là phần khó khăn nhất của toàn dự án. Liên doanh Bechtel-Enka đã thực hiện xây dựng đoạn này và chi phí xây dựng đã tăng thêm hàng trăm triệu đô la. Để bảo vệ môi trường, dự án cũng đã sử dụng một mạng lưới thuỷ điện cung cấp thay cho các máy phát điện diesel. Kết quả là, lượng khí thải CO2 đã giảm 278.000kg mỗi tháng.
Gói thứ ba trong đoạn Rreshen - Kalimash xây dựng tuyến đường giữa Thirra và Kolshi đã phải đi qua núi Runes với độ cao 1.858 m. Việc xây dựng nền đường trên núi Runes trở thành một thách thức cho các kỹ sư. Cuối cùng người ta quyết định rằng cách tốt nhất để đi qua núi là xây dựng một đường hầm xuyên qua nó. Một con đường cao tốc dài 5.5km đã xuyên qua qua núi Runes, đường hầm được được thiết kế bởi công ty đường bộ Egis của Pháp. Công trình xây dựng đường hầm được khỏi công tháng 5 năm 2007 và được hoàn thành tháng 6 năm 2009. Đường hầm phía nam dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 7 năm 2010.
Tuy nhiên, một đoạn hầm dài 50m ở giữa đường hầm phía nam đã bị sập tháng 11 năm 2009. Rất may đã không có ai bị thương. Nguyên nhân bị sập là do quá trình khoan hầm đã gặp phải một khu vực địa chất phức tạp bên trong gây nên sự đứt gẫy mạnh. Vụ sập đã làm chậm lại thời gian hoàn thành đường hầm phía nam. Do đó, chỉ có đường hầm bắc là được mở cửa theo đúng kế hoạch vào tháng 6 năm 2009.
Một thách thức khác không kém phần khó khăn là việc vận chuyển thiết bị xây dựng và vật liệu cũng như cung cấp thức ăn, quần áo và nhà ở cho 3.800 cán bộ, công nhân tham gia dự án.
Theo Roads & Bridges