Dự án điện khí hóa đường sắt Ipoh-Padang Besar, Malaysia(Thứ hai, 23/08/2010 00:00 GMT+7)

Dự án sẽ thực hiện việc lắp đặt và điện khí hóa của tuyến đường sắt đôi dài gần 329km bên cạnh tuyến đường đơn hiện có chạy từ Ipoh ở Perak đển Padang Besar tại Perlis. Dự án được bắt đầu từ tháng 1 năm 2008, đến tháng 4 năm 2010 đã hoàn thành 42%. Dự kiến dự án sẽ được hoàn tất trước tháng 12 năm 2013. 150.000 người đã tham gia dự án trên mọi lĩnh vực khác nhau.

Chính phủ Malaysia hiện đang thực hiện dự án điện khí hóa đường sắt đôi (EDTP) qua bốn tiểu bang Perak, Penang, Kedah và Perlis thuộc khu vực phía bắc bán đảo Malaysia. Dự án sẽ thực hiện việc lắp đặt và điện khí hóa của tuyến đường sắt đôi dài gần 329km bên cạnh tuyến đường đơn hiện có chạy từ Ipoh ở Perak đển Padang Besar tại Perlis.

Dự án được bắt đầu từ tháng 1 năm 2008, đến tháng 4 năm 2010 đã hoàn thành 42%. Dự kiến dự án sẽ được hoàn tất trước tháng 12 năm 2013. 150.000 người đã tham gia dự án trên mọi lĩnh vực khác nhau.

Dự kiến khi hoàn thành tuyến đường sẽ góp phần vận chuyển 28 triệu hành khách vào năm 2013 so với 20,7 triệu hành khách của năm 2008, tăng 35%. Lượng hàng hóa được vận chuyển cũng sẽ tăng 56%, từ 37,09 triệu tấn năm 2008 lên 58 triệu tấn vào năm 2013. Dự án này nằm trong kế hoạch tổng thể cải thiện hệ thống giao thông công cộng tại Malaysia.

Tại Malayxia, vận tải đường bộ chiếm 89% (tính đến tháng 4 năm 2008) gây ra tình trang thường xuyên tắc nghẽn trên các đường cao tốc. Ngược lại, vận tải đường sắt chỉ chiếm 3% do tốc độ thấp làm kéo dài thời gian hành trình.

Dự án cũng nhằm mục đích cải thiện tình trạng thua lỗ của cơ quan điều hành quốc gia, Keretapi Tanah Melayu Bhd (KTMB), bằng cách tăng mức độ quay vòng và hiệu quả sử dụng của các đoàn tàu và toa xe hiện có. Trong năm 2006, KTMB thu được 113 triệu Ringit Malayxia (RM) từ dịch vụ vận chuyển, dự kiến sẽ tăng thêm 628% khi hoàn thành dự án (70% doanh thu của KTMB do dịch vụ vận chuyển hàng hóa). Số lượng các đoàn tàu liên tỉnh cũng sẽ tăng 5,6% mỗi năm.

Sau khi hoàn thành, các tần xuất các chuyến tàu tại giờ cao điểm sẽ giảm từ 15 phút xuống 10 phút một chuyến. Tại các giờ khác tần xuất các chuyến tàu giảm từ 20 phút xuống 15 phút một chuyến. Cũng sẽ có 22 chuyến tàu mỗi ngày nâng số lượng trung bình hành khách được vận chuyến mỗi ngày lên 101.000 đến 130.000.


Một công trường xây dựng cầu cạn dự án đường sắt Ipoh-Padang Besar

Dự án sẽ xây dựng tuyến đường từ Ipoh ở Perak đển Padang Besar ở Perlis, phía bắc Malaysia sát biên giới với Thái Lan. Tuyến đường sắt sẽ đi qua bốn tiểu bang, Perak, Penang, Kedah, Perlis và chí làm hai đoạn. Đoạn thứ nhất kéo dài từ Ipoh đến Butterworth dài 171km. Đoạn thứ hai kéo dài từ Bukit Meritahan đển Padang Besar dài 158km.

Việc xây dựng đoạn thứ nhất sẽ được ưu tiên thực hiện trước vì nó tiếp nối với tuyến đường sắt Rawang-Ipoh, rút ngắn thời gian đi lại giữa Kuala Lumpur và Butterworth từ 9 giờ xuống còn 3 giờ.

Ước tính chi phí của dự án khoảng 16 tỷ RM, dự án điện khí hóa tuyến đường sắt Ipoh-Padang Besar là dự án đường sắt đắt nhất và lớn nhất Malaysia.

Người ta đã tiến hành xây dựng đồng bộ từ dưới lên trên và thực hiện đồng thời cả ở bốn tiểu bang. Dự án cũng đòi hỏi một lượng lớn vật tư để xây dựng, 2 triệu thanh tà vẹt bê tông dự ứng lực, 1,5 triệu tấn xi măng và 400 nghìn tấn thép.

Dự án EDTP bước đầu đã được hình thành năm 2003 nhưng đã bị chính phủ mới hoãn lại do thâm hụt tài chính ngày càng tăng. Dự án được tiếp tục tiến hành trong năm 2007 và được trao cho liên doanh MMC-Gamuda.

Tháng 12/2008, chính quyền bang Penang đã tạm thời dừng dự án kéo dài 63km qua bang này do ảnh hưởng của lũ lụt làm hư hỏng tuyến đê sông Titi Hitam, Seberang Prai. Sau đó dự án lại tiếp tục tiến hành vào tháng 1 năm 2009 do đây là một dự án quan trọng quốc gia.

Dự án EDTP do liên danh MMC-Gamuda thiết kế và thi công với giá trị 12,48 tỷ RM. Hợp đồng được trao với một điều kiện tiên quyết các nhà thầu chính phải chịu hết mọi chi phí phát sinh. Tuy nhiên, chi phí dự án hiện nay đã tăng lên đến 16,5 tỷ RM do tăng giá dầu và thép.

Tháng 9 năm 2008, dự án được quyết định đoạn từ Betterworth đến Pedang Besar sẽ không được điện khí hóa do đoạn này chủ yếu sử dụng để vận chuyển hàng hóa. Động thái này dự kiến sẽ giảm chi phí dự án bằng vài trăm triệu Ringgit Malaysia.

Tháng 12 năm 2009, dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2013 hoặc tháng 1 năm 2013, do chậm trễ trong việc bàn giao giải phóng mặt bằng và tái định cư 3.000 ngươi dân.

Hạ tầng của dự án liên quan đến việc lắp đặt hai tuyến đường mới song song dài 329km để thay thế tuyến đường đơn hiện tại, công việc bao gồm cả xây dựng nhà ga mới, cầu, điện khí hóa tuyến đường và hệ thống báo hiệu.

Các công trình bao gồm 66 cầu vượt đường bộ, 8 hầm chui đường bộ 75 cầu vượt sông, 45cầu bộ hành. Một cây cầu xoay ở Prai dài 282m và một cầu cạn dài 3,5km ở Bukit Merah sẽ được xây dựng để phù hợp với hệ thống điện khí hóa đường sắt.

Tổng cộng có 21 nhà ga sẽ được xây dựng. Bốn ga chính, Perak, Penang, Kedah và Perlis, sẽ có các ga nhỏ giữa chúng. Dự án còn liên quan đến việc xây dựng mười trạm dừng, ba xưởng sửa chữa, và 180 km cống và công trình thoát nước.

Hai đường hầm có cấu trúc vòm cũng được xây dựng như một phần của dự án. Chúng bao gồm một đường hầm dài 3.3km ở Bukit Berapit, dài nhất Đông Nam Á, và một đường hầm dài 330m, ở Larut gần Tai Ping. Việc xây dựng hai đường hầm hoàn thành trong tháng 5 năm 2010.

Tuyến đường đôi được thiết kế để các đoàn tàu điện chạy với tốc độ tối đa 160-180km/h, dự kiến sẽ duy trì mức tốc độ giữa 140-160km/h.

KTMB dự kiến sẽ sử dụng ba đầu máy điện (EMU) được điều hành bởi KTM Komuter Commuter Service. Thời gian sau này sẽ sử dụng sáu đầu máy EMU do Mitsubishi Electric và Rotem sản xuất.


Theo Rail Magazine