Sân bay quốc tế Charlotte Douglas, Mỹ(Thứ tư, 01/09/2010 00:00 GMT+7)
Sân bay quốc tế Charlotte Douglas (CLT) nằm ở phía tây của thành phố Charlotte, Bắc Carolina, Mỹ. Sân bay thuộc sở hữu và điều hành của thành phố Charlotte. Đây là một trong những sân bay bận rộn nhất ở Bắc Carolina và được xếp hạng về lượng khách thứ 24 trên thế giới trong năm 2009.
Sân bay quốc tế Charlotte Douglas (CLT) nằm ở phía tây của thành phố Charlotte, Bắc Carolina, Mỹ. Sân bay thuộc sở hữu và điều hành của thành phố Charlotte. Đây là một trong những sân bay bận rộn nhất ở Bắc Carolina và được xếp hạng về lượng khách thứ 24 trên thế giới trong năm 2009.
Sân bay được thành lập năm 1936 và được coi là sân bay thành phố Charlotte. Không quân Mỹ đã thành lập Căn cứ không quân Morris Field vào năm 1941, sau đó trở thành sân bay thành phố Douglas vào năm 1954 và một lần nữa đổi tên thành Sân bay quốc tế Charlotte Douglas vào năm 1981.
Sân bay là cơ sở của lực lượng phòng không Charlotte, nằm ở phía đông, và đơn vị bay số 145 của Không quân Mỹ (145 AW), một đơn vị phòng không Bắc Carolina.
Sân bay có thể đón nhận trên 35 triệu hành khách/năm. Trong năm 2009, sân bay đã đưa đón 34,5 triệu hành khách, 119.550 t hàng hóa và 509.448 chuyến bay.
Sân bay Charlotte Douglas nhìn từ trên cao
Sân bay đã tiến hành xây dựng một đường băng thứ tư trong năm 2007, việc xây dựng bắt đầu từ tháng 3 năm 2007. Đường băng mới, 18R36L, được hoàn thành vào tháng 12 năm 2009 và đưa vào hoạt động tháng 2 năm 2010. Đường băng làm tăng khả năng đón các chuyến bay hạ cánh lên 3 lần. Nó cũng sẽ làm giảm sự chậm trễ của các chuyến bay đến và cất cánh. Dự kiến đường băng mới này sẽ tiết kiệm 65 triệu $ từ việc giảm được chi phí do hoãn chuyến. Ngoài ra dự án xây dựng lại đường bộ xung quanh và tiếp giáp với sân bay có giá trị 325 triệu $, lấy từ ngân sách liên bang và từ doanh thu của sân bay cũng đã được thực hiện.
Sân bay cũng có kế hoạch mở rộng sảnh đợi E, xây dựng một khu đậu xe bảy tầng và nhà ga quốc tế mới. Việc xây dựng nhà ga mới được dự kiến vào năm 2012.
CLT có một nhà ga chính với năm sảnh đợi có diện tích 1,7 triệu feet vuông. Năm sảnh đợi được đặt tên theo kí tự là A, B, C, D và E. Mỗi sảnh đợi đều được kết nối với nhà ga chính bằng các lối đi dốc và thang máy.
Sảnh đợi D nằm ở vị trí tách biệt và kết nối với nhà ga chính bằng một đường hầm. Nhà ga chính được thiết kế bao quanh bằng các cửa kính với tầng trên là khu bán vé, check-in và khu khởi hành, còn tầng dưới là khu đón khách đến và gửi nhận hành lý.
Khu bán đồ ăn uống, bao gồm các quán ăn nhanh, quán cà phê, nhà hàng và quán bar, được đặt ở tầng hai của nhà ga. Tầng thứ hai cũng là nơi đặt các cửa hàng miễn thuế, cửa hàng bán đò lưu niệm, ngân hàng và các máy ATM.
Sân bay còn trang bị các phòng họp, văn phòng nhỏ trên tầng hai. Nhà ga còn trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ khách thương gia, khách phổ thông như hệ thống mạng không dây phục vụ truy cập internet, điện thoại chuyên dụng, nhà vệ sinh. Ngoài ra nhà ga cũng đã quan tâm tới tới thiết kế các đường dốc cho xe lăn và thang máy có hỗ trợ cho hành khách khuyết tật.
Kho hàng của sân bay có vị trí tiếp giáp với ba đường băng, có diện tích gần 50.000 m². Hải quan Mỹ, Bộ Di Trú và Nhập tịch Mỹ và Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng có cơ sở tại sân bay để hỗ trợ hoạt động vận chuyển hàng hóa.
Hệ thống đường băng của sân bay Charlote gồm một đường băng 5/23 nằm ngang dài 7.500 ft và ba đường băng 18C/36C, 18R/36L và 18L/36R nằm song song với nhau. Ba đường băng này có chiều dài 10.000 ft, 9.000 ft và 8.676 ft.
Sân bay có một tòa nhà năm tầng mới với 23.500 chỗ đỗ xe. Khu vực đỗ xe bao gồm chỗ đỗ xe theo giờ, bãi đỗ xe theo ngày, bãi đậu xe theo ngày phía Bắc, bãi đỗ xe dài hạn, Ngoài ra khu vực đỗ xe còn có các rất nhiều các dịch vụ đưa xe vào bãi đỗ khác.
Theo Air magazine