Dự án toàn cầu, tái chế máy bay(Thứ năm, 11/11/2010 09:38 GMT+7)
Một dự án nhằm tìm cách tái chế các vật liệu từ máy bay bị loại bỏ trên quy mô trên toàn thế giới đang được xem xét, bởi các thành viên của Hiệp hội Tái chế máy bay (AFRA). Hiệp hội có trang web tại địa chỉ: Afraassociation.org
Một dự án nhằm tìm cách tái chế các vật liệu từ máy bay bị loại bỏ trên quy mô trên toàn thế giới đang được xem xét, bởi các thành viên của Hiệp hội Tái chế máy bay (AFRA). Hiệp hội có trang web tại địa chỉ: Afraassociation.org
Máy bay bị các nước loại bỏ, thường được “bán sắt vụn” trôi nổi, vì thiếu các cơ sở tái chế. Giám đốc điều hành Martin Fraissignes của AFRA cho rằng, các máy bay bị loại bỏ hiện bị "thị trường chợ đen xâu xé, gây ô nhiễm".
Để giải quyết vấn đề này, AFRA "làm việc trong một dự án thế giới". AFRA cho biết, mục tiêu của Hiệp hội, tới năm 2016 tận dụng 90% nguyên liệu từ máy bay bị hủy bỏ. Trung bình, khoảng 70% linh kiện, thiết bị của một máy bay có thể được tái chế. Khung sườn máy bay là vật liệu tốt, hầu hết đang nguyên vẹn, còn các thiết bị, vật liệu hàng không sẽ được sử dụng trong nội thất .
AFRA hy vọng sẽ làm giảm 25% lượng chất thải hàng không bị chôn lấp vào năm 2012. Trang greenaironline dẫn lời của thành viên AFRA cho hay: “Những nỗ lực này không chỉ sản xuất 30.000 tấn nhôm, mà còn 1.800 tấn hợp kim “đặc sản” cùng nhiều linh kiện quý hiếm được tái chế mỗi năm”. Trong một thông báo tháng 8 vừa qua, AFRA tính toán, có tới hơn 12.000 máy bay đang hoạt động ở khắp các châu lục, đó là đối tượng “làm” dịch vụ của họ trong vòng 20 năm tới.
Thangnd(Theo: Afraassociation)