Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật Tần số vô tuyến điện

Thứ ba, 24/03/2009 11:18 GMT+7
Ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận Dự án Luật Tần số vô tuyến điện. Nhiều đại biểu đã đóng góp những ý kiến quan trọng nhằm sớm hoàn chỉnh và ban hành luật này.
Ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận Dự án Luật Tần số vô tuyến điện. Nhiều đại biểu đã đóng góp những ý kiến quan trọng nhằm sớm hoàn chỉnh và ban hành luật này.
 
Trong Tờ trình dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nêu rõ, trong thời gian qua, sự phát triển bùng nổ của thông tin vô tuyến ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng làm cho nhu cầu khai thác sử dụng phổ tần số vô tuyến điện ngày càng cao. Chính vì vậy, việc ban hành Luật Tần số vô tuyến điện lúc này là hết sức cần thiết, nhằm quản lý tốt và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý hiếm của quốc gia.
 
Dự thảo Luật Tần số vô tuyến điện gồm 8 chương, 48 điều. Trong đó nêu rõ quy hoạch tần số vô tuyến điện, quản lý chất lượng phóng xạ, tương thích điện từ, cấp phép và kiểm tra, kiểm số vô tuyến điện…
 
Về vấn đề phí sử dụng tần số, Dự thảo Luật nêu rõ đây là khoản thu do Nhà nước quy định, được xác định trên cơ sở giá trị kinh tế của phổ tần số sử dụng, mục đích sử dụng, mức độ chiếm dụng phổ tần số. Ông Phùng Quốc Hiển Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc quản lý tần số phải theo chính sách quản lý tài nguyên quốc gia; có thể quy định một khoản thuế nhất định để quản lý tần số. Nếu thực hiện được như vậy, Nhà nước sẽ hạn chế được tình trạng đầu cơ, đăng ký dải tần mà không đưa vào khai thác hoặc khai thác kém hiệu quả.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằn, thời gian qua, công tác quy hoạt tần số vô tuyến điện đã được chú trọng và triển khai có hiệu quả. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập do cơ chế quản lý hành chính bao cấp, không phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực vô tuyến điện, một số băng tần vẫn đang được sử dụng với công nghệ cũ làm cho hiệu quả sử dụng bị hạn chế. Việc phân bổ băng tần cho an ninh, quốc phòng đã được tiến hành, tuy nhiên để đảm bảo hài hòa việc sử dụng giữa 3 khối dân sự, an ninh, quốc phòng, các quy định về công tác phối hợp quản lý cần được cụ thể hóa hơn nữa.
 
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận, điểm mới của dự thảo là quy định hai hình thức cấp phép mới. Đó là đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Hai hình thức này sẽ cho phép lựa chọn những doanh nghiệp có khả năng khai thác, sử dụng một cách tốt nhất phổ tần số vô tuyến điện, mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng và cộng đồng. Bên cạnh đó tại khoản 4, Điều 7, Dự thảo Luật cũng đã quy định cơ quan chuyên ngành quản lý tần số là Bộ Thông tin và Truyền thông và giao Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể, chức năng và tổ chức bộ máy của cơ quan này. Nhiều ý kiến đồng tình với quy định trên và đề nghị nên thiết kế riêng 1 điều quy định trách nhiệm cụ thể để làm rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý chuyên ngành về tần số vô tuyến điện.
Chinhphu.vn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)