Trả lại chức năng cho vạch sang đường của người đi bộ

Thứ hai, 03/03/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Một thực tế đáng quan tâm là hiện nay người đi bộ tại các đô thị lớn của nước ta rất sợ mỗi khi phải sang đường. Người đi bộ là một thành phần đặc biệt trong số người tham gia giao thông. Nếu xe máy và xe đạp chiếm một tỷ lệ lớn trong các phương tiện giao thông thì người đi bộ cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong số người lưu thông trên đường phố

Một thực tế đáng quan tâm là hiện nay người đi bộ tại các đô thị lớn của nước ta rất sợ mỗi khi phải sang đường. Người đi bộ là một thành phần đặc biệt trong số người tham gia giao thông. Nếu xe máy và xe đạp chiếm một tỷ lệ lớn trong các phương tiện giao thông thì người đi bộ cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong số người lưu thông trên đường phố.

Người đi bộ cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các vụ va chạm với phương tiện giao thông và họ cũng là đối tượng không được ưu tiên trên đường khi gặp các phương tiện này. Vì vậy khi sang đường, Luật Giao thông quy định họ phải chờ đến thời điểm khi không còn các phương tiện giao thông nào có thể chạy qua mới được sang đường.

Tuy nhiên nói như vậy không phải họ không có bất cứ ưu tiên nào mà ngược lại họ được ưu tiên trên các vạch sang đường theo đèn tín hiệu giao thông tại nhiều giao lộ và tại các vạch sang đường đặc biệt trên các đoạn đường thẳng, nơi có nhu cầu nhiều người đi bộ qua lại.

Nhưng hiện nay tình hình không như mọi người mong muốn. Các phương tiện cơ giới không tôn trọng người đi bộ tại các chỗ họ được ưu tiên, người đi bộ thường phải mọi lúc nhường đường cho xe cơ giới.

Họ sang đường luôn luôn trong tư thế né tránh, nhường nhịn và việc sang đường có thành công hay không chủ yếu nhờ ở sự “ban ơn” của dòng xe cơ giới. Sang đường xong người đi bộ có cảm giác vừa hoàn thành một công việc mạo hiểm, có thể thở phào. Và không ít tai nạn trong đó có những tai nạn đáng tiếc và thương tâm đã xảy ra.

Do vậy, cần ghi rõ quyền ưu tiên của người đi bộ trên vạch sọc ngựa vằn trong hệ thống biển báo hiệu đường bộ. Hơn nữa chỉ nên kẻ vạch sọc ngựa vằn ở các đoạn đường thẳng không có giao lộ. Vạch phải có biển báo dựng ở hai đầu và đặt thêm các đèn hiệu màu nhấp nháy.

Ngoài ra, thực tế hiện nay, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu để đưa vạch sang đường ở các giao lộ có đèn hiệu giao thông thay cho các vạch sọc ngựa vằn. Điều này sẽ phân biệt rõ ràng chức năng của hai vạch sọc trên mà không bị đánh đồng là một khiến người đi bộ cũng như người điều khiển phương tiện giao thông có thể nhầm lẫn, nhiều khi dẫn đến các tai nạn đáng tiếc.

Thực tế trên đường phố hiện nay ở nước ta là người đi bộ có thể sang đường nhưng luôn cảnh giác và sẵn sàng né tránh xe cộ trên vạch sọc ngựa vằn ở giao lộ dưới tín hiệu màu xanh nhưng không bao giờ dám qua đường trước dòng xe chạy liên tục ở các đoạn đường thẳng. Vậy nên hãy trả lại chức năng rõ ràng và duy nhất của vạch sọc đặc biệt này.

Ngọc Thúy

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)