Hiện nay, tình trạng giao thông tại Thủ đô Hà Nội TP. Hồ Chí Minh rất là tồi tệ. Nạn ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: ngã 4 không đèn tín hiệu giao thông (hoặc có nhưng không hoạt động, đường chật hẹp nhưng lượng xe 2 bánh
Hiện nay, tình trạng giao thông tại Thủ đô Hà Nội TP. Hồ Chí Minh rất là tồi tệ. Nạn ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: ngã 4 không đèn tín hiệu giao thông (hoặc có nhưng không hoạt động, đường chật hẹp nhưng lượng xe 2 bánh và xe tải lưu thông trong nội thành quá nhiều, đường bị ngập nước và một nguyên nhân chủ yếu nhất là do số lượng người điều khiển phương tiện giao thông thiếu ý thức trong việc chấp hành lật giao thông quá nhiều…
Việc giáo dục ý thức chấp hành luật gao thông cho học sinh, sinh viên trong nhà trường còn lơ là chưa quan tâm đúng mức cũng ảnh hưởng đến tình hình giao thông hiện tại. Bên cạnh đó lực lượng cảnh sát giao thông cũng chưa làm tròn nhiệm vụ do dân và nhà nước giao phó cho mình làm tốn kém rất nhiều tiền bạc công sức của lực lượng đoàn viên, học sinh, thanh niên xung phong mà không đạt kết quả gì! Thật là khó coi khi lực luợng học sinh đội nắng dầm mưa nhắc nhở mọi người dừng đúng vạch qui định mà những người lớn thì bơ mặt ra không chấp hành còn một số học sinh khác lại ngang nhiên vi phạm.
Việc học sinh chưa đủ 18 tuổi kể cả những học sinh mới học lớp 5, lớp 6 được cha mẹ chúng cưng chiều hoặc không rành về luật giao thông đã sắm cho chúng những xe phân khối lớn đắt tiền từ 70cc - 150cc chạy đua nhan nhản trên đường phố gây mất trật tự giao thông. Tôi dám khẳng định trên 80% số học sinh đi học bằng xe máy là sử dụng xe trên 50cc tức là ngang nhiên vi phạm luật pháp. Nhà trường và các anh cảnh sát giao thông vẫn làm ngơ như không thấy việc đó sao? Phụ huynh đón học sinh vào giờ tan học đậu xe thiếu ý thức cũng gây nên tình trạng kẹt xe trước cổng trường thường xuyên mà cũng chẳng thấy cơ quan chức năng quan tâm. Còn việc lưu thông lấn tuyến cũng gây ùn tắt và tai nạn diễn ra trước mắt bàn dân thiên hạ.
Các anh cảnh sát hãy đi thị sát trên đường Nguyễn Thị Minh Khai: có 2 vạch kẽ giữa đường nhưng các xe vẫn lấn thoải mái mà lại nhất là xe 4 bánh! Theo tôi nhớ cách đây hơn một năm, đã một lần lực lượng đoàn viên cũng ra nhắc nhở người điều khiển phương tiện dừng xe đúng vạch qui định nhưng khi xong phong trào thì đâu lại vào đấy. Việc lập lại trật tự an toàn giao thông không cần phải hô khẩu hiệu"tháng an toàn giao thông" nữa mà phải thực hiện nghiêm túc luật giao thông đã được ban hành năm này qua năm khác. Việc sử dụng nhân lực cũng chưa hợp lý chẳng hạn như tại ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai - Cao Thắng có tới 4 anh CSGT và 4 TNXP để điều hành 1 ngã 4 trong khi ngã 4 khác thì không anh nào.
Thành phố ta cũng đã đầu tư 60 tỉ đồng cho việc kiểm soát và điều khiển giao thông bằng vài bộ đèn điều kiển giao thông, vài camera và lắp đặt 2 bảng điều khiển giao thông và được đặt ở 2 nơi tréo cẳng ngổng (An Lạc và góc Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cư Trinh) nếu như đặt ở những đường hay kẹt xe như Lý Chính Thắng, CMT8 thì còn phát huy tác dụng chớ ở 2 nơi đã lắp đặt thì để làm bảng quảng cáo cho vui thì đúng nghĩa hơn. Không lẽ các ông có trách nhiệm sử dụng tiền của của dân lại không thể nghiên cứu điểm đặt nào hay hơn sao? Việc làm luật của một số cảnh sát giao thông nhất là các anh "bồ câu" thì cứ sờ sờ ra trước mắt mọi người nhưng cơ quan chức năng quản lý các anh thì cứ coi như không có gì thì thử hỏi ai còn nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông được nữa!?
Các đoàn kiểm tra thì cứ báo cáo "chưa phát hiện trường hợp làm luật nào cả" nhưng các anh "bồ câu" thì vẫn có nhiều tiền mua nhà lầu xe hơi, nhậu nhẹt. Nếu các anh kiểm tra điều lệ hoặc CSĐT cần mua băng ghi hình hoặc ảnh chụp CSGT đang làm luật thì dân cung cấp cho các anh miễn phí.
Theo tôi để lập lại trật tự an toàn giao thông trong thành phố cần làm một số việc sau:
- Nhà trường đi đầu trong việc giáo dục ý thức chấp hành luật pháp giao thông cho học sinh sinh viên khi đi lại trên đường (đi bộ, hoặc đi xe máy), đó cũng là tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức cho những người chủ của tương lai của đất nước, nhà trường phải kiên quyết kiểm tra và cấm học sinh dưới 18 tuổi đi xe trên 50cc. Những học sinh không chấp hành và bị CSGT gởi thông báo về trường thì thầy cô phải tổ chức kiểm điểm và không được chấm đạo đức từ khá trở lên. CSGT cần phối hợp để báo cho nhà trường những trường hợp vi phạm.
- Cảnh sát giao thông là người diều khiển việc lưu thông trên đường phố và cũng là người thay mặt nhà nước thi hành luật giao thông do đó phải kiên quyết lập biên bản xử phạt các trường hợp vi phạm luật giao thông chẳng hạn như: dừng đèn đỏ không đúng vạch qui định, lấn tuyến, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, chở 3, lạng lách đánh võng, xe chưa đăng ký biển số, sử dụng đèn trong thành phố (nhất là Space và moto 125 nam), nẹt bô (xe 2 thì), lạng lách, điều khiển xe 1 tay, chân để trên lóc máy (không cần sử dụng phanh), dưới 18 tuổi chạy xe trên 50cc, sử dụng còi hơi trong thành phố, đi bộ qua đường không đúng vạch dành riêng cho người đi bộ….Theo tôi không cần phải sử dụng lực lượng TNXP nhắc nhở như hiện nay vì khi lực lượng này rút đi thì tình hình đâu lại vào đấy!, mà có thể sử dụng họ để phụ giúp các anh CTGT ghi biên bản vi phạm khi các anh CSGT phạt một lúc nhiều người vi phạm; việc làm này không phí phạm công sức như bấy lâu nay mà còn tăng htêm ngân sách cho nhà nước và mặt quan trọng là người tham gia lưu thông sẽ tự nguyện chấp hành luật giao thông để khỏi bị phạt.
- Đặt các camera quan sát và ghi lại hình ảnh những người vi phạm luật giao thông thí điểm ở các giao lộ trọng điểm, các vạch phân tuyến và chiếu lên truyền hình (chương trình An toàn Giao thông - không cần phải đọc những con số tai nạn, vi phạm như hiện nay) gương mặt những người vi phạm và biển số những xe 4 bánh vi phạm (nếu lần đầu) hoặc gởi giấy phạt (nên ra văn bản qui định) đến tận người vi phạm (vì đã có ghi hình bằng chứng vi phạm - nếu tái phạm).
- Kiên quyết đưa đi cải tạo những CTGT biến chất làm luật và vòi vĩnh người điều khiển phương tiện giao thông.
- Dời ngay 2 bảng điều khiển giao thông về những nơi thật cần thiết, lắp đặt thêm nhiều bảng như vậy nữa ở những nơi hay ùn tắc nhưng nên đặt phía trên ngang qua đường sẽ thông báo được cả 2 chiều lưu thông chớ không nên giấu trong lề đường như hiện nay - Tịch thu phương tiện hành ghề và phạt thật nặng những người lấn chiếm lòng đường, vĩa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán, quảng cáo.
- Kẹt xe cũng ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán của những hộ ở những nơi thường xuyên kẹt, do đó cần có sự phối hợp với lực lượng tự vệ phường và có sự khen thưởng thích đáng bằng tinh thần và vật chất cho lực lượng này khi tham gia giải tỏa ùn tắc giao thông. (Lấy kinh phí từ việc vận động những hộ kinh doanh đóng góp)
- CSGT cũng nên quan tâm vấn đề môi trường vì khi kẹt xe mà thì Oxy thiếu trầm trọng mà người điều khiển cũng như nhà dân xung quanh lại phải chịu đựng những xe tải quá cũ và các xe máy 2 thì cũ mới mặc sức xã khói và nẹt bô ầm ỉ. Cần có qui định trong việc nhập khẩu hoặc sản xuất các xe 2 thì phân khối lớn vì đây thường là phương tiện được bọn cướp giật, bọn đua xe sử dụng. Khi các xe 2 thì rồ ga thì các xe máy đang lưu thông trên đường nhất là phụ nữ hết hồn và rất dễ gây tai nạn Theo tôi cần trang bị cho các anh CSGT máy đo ô nhiểm và máy đo tiếng ồn để dể dàng kiểm tra và thổi phạt các xe xã khói và có tiếng nổ quá mức qui định.
- Việc uống rượu say điều khiển phương tiện trên đường cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn nhiều, theo tôi các anh CSGT cũng được trang bị dụng cụ đo lượng cồn bằng hơi thở để kiểm tra và khi phát hiện vượt quá mức qui định phải kiên quyết không cho những người này tiếp tục điều khiển phương tiện đi tiếp, phải phạt thật nặng, đưa xe về đồn giữ và cho chủ phương tiện tự đi xe công cộng về nhà. Việc làm tích cực này sẽ hạn chế tình trạng nhậu nhẹt tràn lan như hiện nay.
- Về đội nón bảo hiểm khi lưu thông bằng xe gắn máy trên đường theo tôi cách đây 2 năm đã được báo chí và dư luận nhân dân phản ánh nhiều nhưng chính phủ phớt lờ là chưa phù hợp lòng dân. Tôi là người nghiêm chỉnh chấp hành nhưng chiếc nón rất cồng kềnh rất dễ gây tai nạn nên hiện tại tôi cũng không đội. Việc cấm đốt pháo thì còn được vì tốn tiền nhưng việc mua nón thì lại phải tiêu tiền do người dân bỏ tiền ra mua nón mà giá thì không phải rẽ. Theo tôi thành phố chúng ta đứng đầu cả nước do đó tiếng nói của thành phố chúng ta đối với trung ương rất có trọng lượng do đó cũng nên đề nghị nhà nước và chính phủ bỏ việc ép buột dân đội nón bảo hiểm.
Tôi hy vọng những việc tôi đưa ra ở đây được Quý vị xem xét và nếu thử thực hiện được những điều như tôi đã nói ở trên từ đây tới Tết tôi hy vọng sẽ phát huy tác dụng tích cực. Việc lập lại trậtt tự ATGT trong cả nước nằm trong tầm tay Quý vị chớ không ở đâu xa và không cần hô khẩu hiệu nữa.