Tại sao nhiều đường cao tốc mới mở rộng nâng cấp xong thì tai nạn giao thông tăng lên đáng kể, như quốc lộ 51 đi Vũng Tàu hay các đại lộ khác đi Hải Phòng, Quảng Ninh, hay QL đi Tây Ninh... Đó là do lỗi của thiết kế giao thông, không tính đến sinh hoạt của người dân sống dọc theo xa lộ đó. Giải pháp nào cho người dân ở đó đi lại? Không ai tính đến, mạnh ai nấy "quy hoạch", đường chỉ biết quy hoạch đường...
Cần có một chiến lược cụ thể, một quyết tâm để thay thế xe máy bằng xe hơi, xe điện, xe buýt tại các đô thị lớn. Ba loại xe nói trên không có xe nào thay thế được xe nào, mà phát triển đô thị phải có cả 3 loại xe đó, trong đó xe điện (xe điện ngầm, trên cao nội thị, xe điện cao tốc nối các thành phố lân cận với nhau) là mấu chốt trong phát triển giao thông, là xương sống của giao thông thành phố. Với một thu nhập ở một mức nào đó thì người ta không chịu đi xe buýt, hoặc không chịu đi xe điện... Đây thuộc về quan điểm chính trị, nhưng nếu không nhìn nhận nghiêm túc về phân hóa giai cấp trong xã hội thì không giải quyết được bài toán về giao thông và an toàn giao thông.
Hơn nữa quản lý vĩ mô về giao thông như quy hoạch giao thông, thiết kế giao thông, điều hành bộ máy, luật giao thông... Theo tôi, quy hoạch và thiết kế giao thông là cốt lõi vấn đề, vì khi đã quy hoạch và xây dựng xong thì khó mà sửa đổi, phải làm kỹ. Cầu Mỹ Thuận có quy hoạch tốt, khó xảy ra tai nạn là một ví dụ. Xa lộ Biên Hòa và xa lộ Hà Nội ở TP.HCM có 2 đường con hai bên đủ rộng và lưu thông 2 chiều là một thiết kế rất hoàn hảo. Đại lộ Nguyễn Văn Linh (Nam Sài Gòn) cũng là một thiết kế tốt, nhưng có nguy cơ bị phá vỡ do những quy hoạch nhà cửa dọc đại lộ theo kiểu "tấc đất tấc vàng".
Tại sao nhiều đường cao tốc mới mở rộng nâng cấp xong thì tai nạn giao thông tăng lên đáng kể, như quốc lộ 51 đi Vũng Tàu hay các đại lộ khác đi Hải Phòng, Quảng Ninh, hay QL đi Tây Ninh... Đó là do lỗi của thiết kế giao thông, không tính đến sinh hoạt của người dân sống dọc theo xa lộ đó. Giải pháp nào cho người dân ở đó đi lại? Không ai tính đến, mạnh ai nấy "quy hoạch", đường chỉ biết quy hoạch đường, nhà chỉ biết quy hoạch nhà, không có một cái nhìn bao quát hơn, xa hơn. Như vậy có thể nói khâu thiết kế, quy hoạch, quản lý giao thông thiếu phần chất xám trầm trọng là điều cần chấn chỉnh ngay.
Phát triển xe điện là giải pháp tiết kiệm nhất và nhanh chóng ổn định tình hình giao thông nhất. Làm sao để có sự tiện lợi, sạch sẽ, văn minh, đúng giờ... thì tự động nhiều người sẽ từ bỏ xe 2 bánh. Họ từ bỏ xe 2 bánh vì thấy không tiện lợi bằng đi xe điện, chứ không phải vì bị ngăn cấm. Khi đã có nhiều tuyến xe điện cơ bản tốt thì lúc đó tăng phí lưu thông của xe 2 bánh, xe hơi... để người ta tự động lựa chọn xe điện ngầm, chứ không cần thiết phải cấm. Hành xử như vậy thì văn minh hơn, mà không bị ai phản đối vì bị cấm đi xe 2 bánh, cấm đi xe hơi...
Xe điện sẽ phục vụ cho khoảng 60-70% dân số thành thị, còn lại là xe buýt và xe hơi. Lưu ý là xe buýt không thể thay thế xe điện ngầm. Xe buýt chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của những đối tượng có thu nhập thấp. Những người có thu nhập cao hơn một chút thì không thích đi xe buýt, vậy họ đi bằng cái gì thuận tiện hơn, đúng giờ, văn minh, lịch sự hơn? Câu trả lời là xe điện ngầm. Không có giải pháp nào khác. Nếu không thì xe 2 bánh cứ ngày một đông, xe hơi nhiều lên thì không có đường để đi. Tại sao phải ép người ta đi xe buýt? Bản thân người đứng ra hô hào, vận động cho việc đi xe buýt thì hàng ngày họ đi làm bằng cái gì? Hãy dùng chính sản phẩm của mình làm ra thì ắt biết nó tại sao người ta có tiền một chút thì không chịu đi.
Vài dòng mong được đóng góp cho sự phát triển giao thông nước nhà hiện đại và văn minh hơn, để giao thông không còn là nỗi ám ảnh của dân nước mình, và của cả những du khách nước ngoài, để không còn những cái chết không đáng chết, để không còn tốn giấy mực, công sức thống kê tai nạn giao thông và đổ lỗi cho cái xe máy, cái nón bảo hiểm, cái xe ben...