Khuyến khích sử dụng xe buýt?

Thứ sáu, 30/03/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
    Đúng là cần có một giải pháp tổng thể trong chiến lược giải quyết các vấn đề giao thông đô thị, nhưng chúng ta cũng cần phải tận dụng hết những khả năng hiện có. Một trong những giải pháp có hiệu quả là khai thác hết khả năng của hệ thống xe buýt.
Người gửi: TS. Đặng Công Chiến.
Địa chỉ: Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội.
Email: chiendcvra@yahoo.com.

    Tôi đã viết nội dung chính của bài viết này từ lâu nhưng còn đắn đo chưa gửi. Đến hôm nay đọc tin vớI tít “Hà NộI chuẩn bị tăng giá xe buýt” đăng trên chuyên mục xã hộI của VnExpress thì tôi vộI vàng chỉnh sửa lạI mong góp một tiếng nói vớI các nhà quản lý cần thận trọng khi đưa ra quyết định tăng giá xe buýt ở Hà Nội.

    Đúng là cần có một giải pháp tổng thể trong chiến lược giải quyết các vấn đề giao thông đô thị, nhưng chúng ta cũng cần phải tận dụng hết những khả năng hiện có. Một trong những giải pháp có hiệu quả là khai thác hết khả năng của hệ thống xe buýt. Hiện nay xe buýt ở Hà Nội đã có gần như tất cả các tuyến chính của thành phố, nếu chúng ta khai thác tốt cũng góp phần giảm đáng kể lưu lượng xe trong thành phố, nhất là xe máy cá nhân. Để tăng lượng ngườI sử dụng xe buýt làm phương tiện giao thông chính ở Hà NộI tôi đề xuất 2 giải pháp dưới đây :

1)    Hiện nay xe buýt ngoài vé lượt có bán vé tháng cho người đi thường xuyên theo 3 loại: vé 1 tuyến ; vé 2 tuyến và vé liên tuyến. Rất ít người chỉ sử dụng 1 tuyến mà đến được cơ quan làm việc. Hơn nữa đến cơ quan cũng phải đi họp hoặc đến các cơ quan khác do nhu cầu công việc. Giá vé liên tuyến hiện nay là 80 000 đ/tháng (gần 20% lương tối thiểu). Như vậy chi phí cho đi lại là một tỷ lệ lớn trong thu nhập. Chính vì lý do này mà xe buýt hiện không phát huy hết hiệu quả. Để khuyến khích sử dụng xe buýt, giải pháp trước tiên nên chỉ dùng một loại vé tháng thí dụ  đồng loạt 60 000 đ/tháng ( (2 000/ngày)x30ngày = 60000 đ )để giảm bớt chi phí cho người đi đường và có tác dụng kéo người tham gia giao thông đến với xe buýt.

2)    Hiện nay việc quá tải giao thông (tắc nghẽn) chỉ xảy ra vào các đầu giờ làm việc buổi sáng và giờ tan tầm. Ngoài các giờ trên vấn đề giao thông ở Hà Nội không đến lỗi quá tải. Vấn đề quá tải ở đây chủ yếu là quá nhiều người đến nhiệm sở bằng xe máy. Nếu không đi xe máy, chỉ cần 10 người không sử dụng xe máy chúng ta có thể thêm 1 xe buýt 52 chỗ ra đường, nên năng lực lưu thông  tăng lên đáng kể (50-10=40 ; thêm 40 chỗ). Nhưng thực tế, như trên đã đề cập một số người sau khi đến nhiệm sở còn có nhu cầu đi liên hệ công tác ngoài cơ quan họ thường cần dùng xe máy để đi cho nhanh, vì sau đầu giờ thì tình trạng giao thông đã trở lại bình thường có thể xử dụng xe máy được.
    Do vậy tôi đề xuất để giảm lượng lưu thông xe máy vào giờ cao điểm, đề nghị các cơ quan sắm một số xe máy công ( số lượng tuỳ theo khoảng 5 - 15 chiếc) để phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân viên trong giờ hành chính. Xin lưu ý rằng chỉ những ai đi làm bằng xe buýt mới được sử dụng. Giả sử cơ quan có 100 người nếu có 50 n đi làm bằng xe buýt thì ta chỉ cần mua 5 chiếc xe máy. Với giá hiện nay không quá 100 triệu đồng (có thể bán bớt ô tô đi, hoặc mua lai xe máy cũ của nhân viên nếu họ tình nguyện không sử dụng để đến công sở). Giải pháp này có thể áp dụng ở các cơ quan quản lý Nhà nước (có thể là bắt buộc). Nếu làm như vậy chúng ta sẽ giảm đáng kể số lượng xe máy lưu thông vào giờ cao điểm.

    Trước mắt tôi đề nghị ngành GTVT cả TW lẫn Hà Nội gương mẫu thực hiện trước để rút kinh nghiệm, và Bộ GTVT cùng UBND TP. Hà Nội hãy không cho phép triển khai phương án tăng giá vé xe buýt trong giai đoạn này, nếu không nói là phảI giảm .


TS. Đặng Công Chiếnchiendcvra@yahoo.com.

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)