Vĩnh Phúc: Chỉ đạo quyết liệt các biện pháp làm giảm tai nạn giao thông.

Thứ tư, 21/07/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

6 tháng đầu năm 2010 trên địa bàn tỉnh xảy ra 50 vụ TNGT đường bộ, làm chết 39 người, bị thương 26 người. So với cùng kỳ năm 2009 số vụ TNGT từ nghiêm trọng trở lên không tăng, không giảm; số người bị thương giảm 60%; số người chết tăng 14,2 %.

6 tháng đầu năm 2010 trên địa bàn tỉnh xảy ra 50 vụ TNGT đường bộ, làm chết 39 người, bị thương 26 người. So với cùng kỳ năm 2009 số vụ TNGT từ nghiêm trọng trở lên không tăng, không giảm; số người bị thương giảm 60%; số người chết tăng 14,2 %. Tuyến đường xảy ra nhiều TNGT là Quốc lộ 2A (17 vụ, chết 15 người, bị thương 7 người); đường tỉnh lộ ( 18 vụ, chết 15 người, bị thương11 người); đường nội thị ( 6 vụ, chết 3 người, bị thương 3 người). Phương tiện gây TNGT chủ yếu là giữa ô tô với mô tô (26 vụ); mô tô với mô tô (8 vụ); mô tô với xe đạp (5 vụ); mô tô với người đi bộ ( 6 vụ). Nguyên nhân của các vụ TNGT do người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm về tốc độ (23 vụ), đi không đúng phần đường (10 vụ), tránh vượt không đúng quy định ( 4 vụ), chuyển hướng không quan sát, không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên ( 10 vụ)...
Nhằm góp phần kiềm chế và làm giảm TNGT xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, Công an các huyện, thành, thị tập trung thực hiện tháng cao điểm bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh, từ 20/7 đến 31/8/2010. Theo đó Công an tỉnh huy động CBCS thuộc các lực lượng Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát 113 phối hợp cùng Phòng CSGT thành lập các Tổ tuần tra kiểm soát lưu động trên tuyến Quốc lộ 2A qua địa bàn tỉnh; tham gia hướng dẫn, đảm bảo TTATGT tại các chốt đèn tín hiệu. Đối với Công an các huyện, thành, thị căn cứ tình hình thực tế huy động lực lượng cảnh sát khác, Công an xã tham gia phối hợp cùng lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát trên tuyến đường thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo 24/24 giờ trên các tuyến đường. Phân công trách nhiệm cụ thể đối với lãnh đạo các đơn vị trong việc chỉ đạo công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm, phòng ngừa TNGT ở từng tuyến đường. Sử dụng các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật sẵn có kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, nhất là đối với các phương tiện là ô tô khách và mô tô, tập trung xử lý các lỗi như: vi phạm tốc độ, lạng lách đánh võng, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, với mục tiêu là không để các phương tiện chạy quá tốc độ; không để xảy ra lạng lách, đánh võng; không để các phương tiện vượt đèn đỏ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT, chú ý tuyên truyền các hình ảnh về tai nạn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, đưa TTATGT vào nề nếp, làm giảm các vụ TNGT xảy ra trên địa bàn.

Theo Báo CA Vĩnh Phúc

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)