Mặc dù trong thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo đảm TTATGT đường thuỷ nói chung và hoạt động quản lý bến khách ngang sông nói riêng, tình hình hoạt động giao thyông đường thuỷ trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức, hiểu biết pháp luật người tham gia giao thông còn yếu và công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp huyện, xã còn bị xem nhẹ...
Mặc dù trong thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo đảm TTATGT đường thuỷ nói chung và hoạt động quản lý bến khách ngang sông nói riêng, tình hình hoạt động giao thyông đường thuỷ trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức, hiểu biết pháp luật người tham gia giao thông còn yếu và công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương cấp huyện, xã còn bị xem nhẹ...
Đò ngang trên sông Cầu-Bắc Ninh
Theo thống kê cho thấy, hiện trên địa bàn tỉnh có 590 phương tiện với tổng trọng tải hơn 209 nghìn tấn, đã được đăng ký 506 chiếc với tổng trọng tải hơn 192 nghìn tấn. Trong đó phương tiện thuộc đăng kiểm Trung ương quản lý từ 200 tấn trở lên là 339 chiếc. Tổng phương tiện chấp hành đăng kiểm định kỳ 412 chiếc, đạt 81%, số phương tiện “trốn” đăng ký, đăng kiểm chủ yếu là phương tiện nhỏ thuộc đăng kiểm địa phương quản lý. Các bến đò ngang trên địa bàn tỉnh có 48 phương tiện, trọng tải 472 khách hoạt động tại 56 bến ; trong đó số phương tiện đã được đăng ký, đăng kiểm lần đầu là 35/48 chiếc, đạt 72,9%. Số phương tiện chấp hành đăng kiểm định kf 30/48 chiếc, đạt 62,5%.
Sau hơn 4 năm Luật GTĐT nội địa có hiệu lực, đi đôi với công tác tuyên truyền phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn tới người dân, Ban ATGT tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chủ yếu là 2 ngành GTVT và công an phối hợp với chính quyền địa phương từ cơ sở xã, phường đến UBND các Huyện, thành phố có hoạt động giao thông thuỷ tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm và tổng hợp đánh giá công tác trật tự ATGT đường thuỷ để có các giải pháp thực hiện có hiệu quả việc chấp hành Luật GTĐT nội đại.
Qua công tác kiểm tra cho tấy, thực trạng tình hình trật tự ATGT đường thuỷ trên địa bàn tỉnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT. Trong đó “ điểm nóng” là trật tự an toàn tại 56 bến đò chở khách ngang sông đang tồn tại một thực tế “nhiều không: phương tiện không đảm bảo an toàn, không đăng ký, đăng kiểm, người lái không được đào tạo cấp CCCM, phương tiện nhỏ cũ nát thiếu các thiết bị an toàn cứu sinh, cứu dắm, đèn tín hiệu; cơ sở hạ tầng bến bãi, biển báo đường và cầu lên xuống không đảm bảo, tình trạng chở quá tải vào giờ cao điểm, nhất là mùa lễ hội xảy ra khá phổ biến.
Nguyên nhân của tính trạng trên là do nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân hoạt động tại bến khách ngang sôngcòn yếu, chủ yếu vẫn theo kinh nghiệm truyền thống. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước còn bị xem nhẹ, nhất là quản lý của chính quyền từ cấp Huyện, xã hầu hết khoán trắng cho các chủ bến. Đặc biệt, công tác kiểm tra xử lý vi phạm không được thường xuyên hoặc xử lý nhưng thiếu sự phối hợp nên không có hiệu lực, cụ thể đã có trường hợp bị đình chỉ nhưng các bến không chấp hành , vẫn cứ hoạt động.
Mặc dù vậy, trong những năm qua, các cấp ngành của tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo trật tự ATGT đường thuỷ; trong đó Ban ATGT tỉnh đã tích cực trong công tác tuyên truyền, tham gia hưởng ứng cuộc vận động “ người đi đò mặc áo phao”, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người tham gia đi đò, cũng như vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý chính quyền các địa phương về bảo đảm trật tự ATGT đường thuỷ nội địa. Ngoài ra, phải kể đến nỗ lực của Sở GTVT trong việc tổ chức học chứng chỉ lái phương tiện thuỷ và nâng cấp lên thuyền trưởng hạng ba hạn chế cho 89 học viên đưa số người có chứng chỉ từ 47% năm 2005 lên 79% năm 2008...Đặc biệt, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành 2 Quyết định về quy định quản lý bến khách ngang sông, trong đó quy định quản lý phương tiện thuỷ nội địa loại phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm; Quyết định về ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị nếu để bến khách ngang sông hoạt động trái phép không an toàn. Theo đó qui định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị týân, chủ tịch UBND cấp Huyện, thị, thành phố, trách nhiệm của Giám đốc công an tỉnh nếu để tình trạng bến khách ngang sông hoạt động trái phép không đảm bảo an toàn.
Nhờ những nỗ lực đó, trong 4 năm qua, trên địa bàn tỉnh chưa để xảy ra vụ TNGT đường thuỷ nội địa. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa mang tính bền vững vì còn tiềm ẩn những nguy cơ. mất an toàn tại các bến đò trên địa bàn tỉnh Chính vì lẽ đó, đòi hỏi trách nhiệm cao hơn nữa của chính quyền địa phương các cấp của tỉnh trong việc nâng cao ý thức chấp hành của người dân khi tham tham gia giao thông.
ĐT