Hà Giang thực hiện Tháng ATGT năm 2009: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT

Thứ năm, 17/09/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Nhằm hưởng ứng có hiệu quả sự chỉ đạo thực hiện tháng an toàn giao thông (ATGT) (tháng 9 năm 2009) của Ủy Ban ATGT Quốc gia, ngay từ những ngày đầu tháng 8/2009, Ban ATGT tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện tháng ATGT trên địa bàn toàn tỉnh, với chủ đề “Tháng văn hoá giao thông”.

Nhằm hưởng ứng có hiệu quả sự chỉ đạo thực hiện tháng an toàn giao thông (ATGT) (tháng 9 năm 2009) của Ủy Ban ATGT Quốc gia, ngay từ những ngày đầu tháng 8/2009, Ban ATGT tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện tháng ATGT trên địa bàn toàn tỉnh, với chủ đề “Tháng văn hoá giao thông”.
Với mục đích nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ; UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT trên cơ sở từng bước hình thành “Văn hoá giao thông” đối với người khi tham gia giao thông, tạo đà cho việc thực hiện mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT) trên cả ba tiêu chí là số vụ, số người chết và số người bị thương. Đồng thời ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về ATGT đường bộ, đường thủy. Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật theo các chuẩn mực xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Về tiêu chí văn hoá giao thông bao gồm: Hiểu biết đẩy đủ, đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo ATGT. Người tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra TNGT... Người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường, phần đường vàtuân thủ quy định về tốc độ, dừng đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông; điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông phải có Giấy phép lái xe phù hợp, phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự ATGT, không thực hiện các hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm cho mình và cộng đồng. Đối với cư dân sinh sống ven đường, không lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ, đường thuỷ, không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như rải đinh lên đường, xả rác thải, nước thải ra đường. Đối với lực lượng chức năng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ; tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn... Nội dung tuyên truyền và thực hiện các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông theo nội dung Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tiêu chí văn hoá giao thông, biểu dương những gương người tốt, việc tốt trong văn hoá giao thông và phê phán những cá nhân, tập thể có hành vi thiếu văn hoá khi tham gia giao thông. Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi với nôi dung như: “Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành pháp luật về giao thông; đi bộ và sang đường đúng nơi quy định; điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng phần đường, làn đường quy định khi tham gia giao thông; đã uống rượu, bia thì không lái xe; phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi mô tô, xe gắn máy; phải thắt dây an toàn khi lái xe và ngồi ghế phía trước ô tô”... Về công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường; vi phạm quy định về sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện; không chấp hành quy định về thắt dây an toàn, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông theo quy định.
Đồng thời tăng cường chỉ đạo, quản lý Nhà nước đối với những địa bàn trọng điểm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, kết hợp tốt giữa hoạt động tuyên truyền giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự ATGT. Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm quản lý điều hành của chính quyền, thủ trưởng các ngành, các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh, trong công tác đảm bảo trật tự ATGT để từng địa phương đơn vị hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xã hội, đoàn thể trong hoạt động tuyên truyền giáo dục nhằm chuyển nhanh nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật ATGT đến mọi tầng lớp nhân dân. Tổ chức giải toả các điểm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và hành lang an toàn đường bộ; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Tuần tra kiểm soát các bến khách ngang sông, đình chỉ các bến đò ngang trái phép không đảm bảo an toàn. Tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa việc chấn chỉnh các chủ phương tiện vận tải hành khách xuất bến tại Hà Giang sau 17 giờ hàng ngày đồng thời triển khai thực hiện các quy định quản vận tải khách theo Luật giao thông đường bộ năm 2008. Đẩy mạnh việc phối hợp phổ biến tuyên truyền pháp luật an toàn Giao thông giữa Ban ATGT tỉnh với Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh tỉnh. Giáo dục hội viên, đoàn viên gương mẫu và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia giữ gìn trật tự ATGT và xây dựng văn hoá giao thông và thực hiện có hiệu quả giai đoạn II Quyết định số 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo ATGT...
Theo HGĐT

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)