Thị xã Tây Ninh có diện tích tự nhiên 140km2, có hơn 28.000 hộ gia đình và hơn 127.000 nhân khẩu. Thị xã có khu du lịch núi Bà Đen, hằng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt người trong, ngoài tỉnh và người nước ngoài đến tham quan du lịch. Hệ thống đường giao thông nội, ngoại thị được đầu tư nâng cấp mới với 1,3km đường quốc lộ, 65,7km đường tỉnh lộ, 33,2km đường huyện lộ, 217,3 km đường hương lộ, trong đó các tuyến đường quốc lộ 22B, tỉnh lộ 785, đường Bời Lời, đường Cách mạng tháng Tám, đường 30.4, Trần Phú, Võ Thị Sáu, Lạc Long Quân, Lê Văn Tám… đã được nâng cấp mở rộng hoàn chỉnh, có 10 nút giao thông điều khiển bằng đèn tín hiệu. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hình thành mạng lưới giao thông đường bộ liên hoàn rất thuận lợi cho việc lưu thông trong tình hình nhu cầu, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng.
Thị xã Tây Ninh có diện tích tự nhiên 140km2, có hơn 28.000 hộ gia đình và hơn 127.000 nhân khẩu. Thị xã có khu du lịch núi Bà Đen, hằng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt người trong, ngoài tỉnh và người nước ngoài đến tham quan du lịch. Hệ thống đường giao thông nội, ngoại thị được đầu tư nâng cấp mới với 1,3km đường quốc lộ, 65,7km đường tỉnh lộ, 33,2km đường huyện lộ, 217,3 km đường hương lộ, trong đó các tuyến đường quốc lộ 22B, tỉnh lộ 785, đường Bời Lời, đường Cách mạng tháng Tám, đường 30.4, Trần Phú, Võ Thị Sáu, Lạc Long Quân, Lê Văn Tám… đã được nâng cấp mở rộng hoàn chỉnh, có 10 nút giao thông điều khiển bằng đèn tín hiệu. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hình thành mạng lưới giao thông đường bộ liên hoàn rất thuận lợi cho việc lưu thông trong tình hình nhu cầu, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng.
Cổ động tuyên truyền thực hiện an qoàn giao thông
Thực hiện Luật Giao thông đường bộ, Nghị quyết số 32 ngày 29.6.2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông và Nghị định 146 ngày 14.9.2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Chính phủ, các cấp uỷ đảng, chính quyền Thị xã thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn Thị xã vẫn còn diễn biến phức tạp. Qua thống kê một số năm gần đây cho thấy: năm 2003 xảy ra 16 vụ, làm chết 15 người, bị thương 9 người. Năm 2004: 35 vụ, 39 người chết, 23 người bị thương. Năm 2005: 32 vụ, 33 người chết, 20 người bị thương. Năm 2006: 29 vụ, 29 người chết, 16 người bị thương. Năm 2007: 22 vụ, 25 người chết, 12 người bị thương. Năm 2008: 26 vụ, 28 người chết, 6 người bị thương. Về nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông gồm: do người điều khiển phương tiện trong tình trạng đã sử dụng rượu bia vượt quá nồng độ cho phép: 72 vụ, chạy xe không đúng phần đường quy định: 19 vụ, chạy xe vượt quá tốc độ: 23 vụ, tránh vượt không đảm bảo an toàn: 19 vụ, chuyển hướng không đảm bảo an toàn: 13 vụ, nguyên nhân khác: 9 vụ. Ngoài nguyên nhân do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông còn có những yếu tố bất lợi khác như: vạch kẻ đường bị mờ, biển báo, biển hướng dẫn, cọc tiêu và một số tuyến đường chưa được mở rộng, thiếu đèn chiếu sáng. Mặt khác các ngành có liên quan về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông còn thiếu lực lượng, các loại phương tiện, công cụ hỗ trợ cũng chưa được trang bị đầy đủ.
Trong những năm tới, thị xã Tây Ninh tiếp tục hình thành nhiều cụm công nghiệp, khách tham quan du lịch cũng sẽ ngày càng tăng, các khu dân cư, hệ thống đường giao thông nội thị, giao thông nông thôn sẽ được mở rộng, lưu lượng phương tiện và người tham gia giao thông càng tăng, dẫn đến tình hình tai nạn giao thông có thể sẽ diễn biến phức tạp hơn.
Ngày 4.9.2007, UBND tỉnh đã ra Quyết định phê duyệt đề án tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2010. Ban An toàn giao thông thị xã Tây Ninh cũng đã đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trong thời gian tới như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, giải toả các trường hợp buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, hành lang an toàn giao thông, bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông như: vạch kẻ đường, biển báo, biển hướng dẫn, cọc tiêu, đèn tín hiệu giao thông được rõ ràng hơn; kiến nghị mở rộng đường Điện Biên Phủ và lắp đặt nút giao thông đường Tua Hai với đường Cách mạng tháng Tám; lắp đặt dải phân cách tuyến đường Bời Lời với tuyến đường từ ngã ba Lâm Vồ đến ngã ba Mũi Tàu và hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm ở các tuyến đường trọng điểm; tháo dỡ các chướng ngại vật, phá bỏ cây xanh che khuất tầm nhìn; xử lý kiên quyết các trường hợp đổ đất, đá xây dựng lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đường bộ, lập bến xe, họp chợ trái phép, nâng cao chương trình giảng dạy về trật tự an toàn giao thông trong các trường học, tăng cường công tác quản lý học sinh, chấm dứt tình trạng học sinh chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy đến trường và tình trạng học sinh gây mất trật tự, ách tắc giao thông trước cổng trường, vận động phụ huynh và học sinh tự giác làm cam kết không vi phạm trật tự an toàn giao thông; hiệu trưởng các trường học tăng cường quản lý, không để học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông và chết do tai nạn giao thông, phát huy hiệu quả các mô hình hoạt động của Hội đồng Đội, tổ cờ đỏ, chi đoàn thanh niên làm nhiệm vụ tuyên truyền, quản lý, hướng dẫn học sinh giữ gìn đảm bảo an toàn giao thông. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa tiêu chuẩn an toàn giao thông vào nội dung thi đua hằng năm ở các cơ quan, đoàn thể, các xã, phường, đến tận ấp, khu phố, tổ dân cư tự quản, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đồng thời thông báo đến cơ quan, đơn vị, địa phương của người vi phạm.
Để tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng yêu cầu cho lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn đạt được kết quả như mong muốn, Ban An toàn giao thông Thị xã đã từng bước trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ cho lực lượng này như: xe ô tô đặc chủng, xe mô tô chuyên dùng, máy đo tốc độ ban đêm, máy đo nồng độ cồn, cân tải trọng, máy ghi âm, máy bộ đàm, súng bắn đạn nhựa, lắp đặt hệ thống camera tại các giao lộ trọng điểm, trang bị mũ bảo hiểm cho lực lượng cảnh sát giao thông… Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ các chế độ cho lực lượng làm công tác này. Tất cả nhằm giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra, góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
LD (Theo Báo Tây Ninh)