Chính quyền lơi lỏng, người dân nhờn Luật

Thứ năm, 24/04/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (SCL) đã xảy xa 29 vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, làm chết 28 người, chìm 14 phương tiện. Trong đó có 2 vụ TNGT đường thủy nghiêm trọng làm chết 10 người, thiệt hại lớn về tài sản.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (SCL) đã xảy xa 29 vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, làm chết 28 người, chìm 14 phương tiện. Trong đó có 2 vụ TNGT đường thủy nghiêm trọng làm chết 10 người, thiệt hại lớn về tài sản.

Nhưng điều đáng nói ở đây chính là ý thức của người điều khiển phương tiện còn rất thấp cũng như các cơ quan chức năng quản lý còn "thả nổi" công tác thanh kiểm tra thường xuyên, nhất là đối với các bến đò ngang, đò dọc.

Nguy cơ mất an toàn

Theo thống kê của Cục CSGT đường thủy hiện có khoảng 1.626 bến khách ngang sông đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng SCL, đảm bảo vận chuyển khách qua lại khoảng 1 triệu lượt người/ngày. Từ nhu cầu thực tế đó, việc tồn tại và hoạt động vận tải khách ngang sông là một tất yếu khách quan của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong vùng.

Tuy nhiên thực trạng của các bến khách ngang sông còn nhiều bất cập: phương tiện vận chuyển khách đa dạng về chủng loại: có động cơ chiếm 33,64%, không có động cơ chiếm 66,36%, trong đó một số phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đăng ký đăng kiểm đầy đủ chiếm 56,02% một số chưa đăng ký đăng kiểm hoặc đăng ký đăng kiểm đã hết hạn nhưng vẫn hoạt động chiếm 43,98%. Đa số các bến không có hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm, không có báo hiệu đường thủy từ xa, nội quy bến.

Neo buộc phương tiện có bến có cọc neo buộc, có bến dùng sức máy động cơ, nhưng đa số bến không có chỗ neo buộc phương tiện. Trang thiết bị an toàn, phao cứu sinh, cứu đắm chưa được các chủ phương tiện quan tâm; cụ thể bến trang bị đầy đủ thiết bị an toàn chiếm 12,6%, bến chưa trang bị hoặc không trang bị chiếm 87,4%; đặc biệt là các bến đò chèo tay thì hầu như không trang bị.

Hoạt động của bến khách ngang sông chưa tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, hoạt động không phép chiếm 73,2%, có nhiều bến nằm ngay ngã ba, ngã tư sông, dưới các cầu đường bộ, việc chở quá tải diễn ra phổ biến, chỉ chấp hành khi có lực lượng kiểm tra, lực lượng kiểm tra đi rồi đâu lại vào đó.

Nặng tính hình thức

Hiện nay hầu hết các bến khách ngang sông, bến đò đã giao cho UBND các phường xã hoặc các cá nhân quản lý. Việc khai thác vận chuyển khách bằng hình thức đấu thầu nộp thu ngân sách địa phương, nhưng do thời gian khai thác ngắn, chính vì thế chủ bến ít chú ý đến việc đầu tư, cải tạo sửa chữa bến mà mới chỉ chú ý đến việc khai thác thu hồi vốn mà bỏ ngỏ việc bảo đảm an toàn cho khách.

Mặc dù Luật GTĐT nội địa, các cơ quan quản lý nhà nước từ TW đến địa phương đã có nhiều quy định về quản lý bảo đảm trật tự ATGT và hoạt động của các bến khách ngang sông. Một số các địa phương và doanh nghiệp ở Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư kinh phí và trích từ kinh phí đấu thầu bến đò để đầu tư thiết bị an toàn của bến, báo hiệu, cọc bích… tại các bến đò. Tuyên truyền phổ biến, ký cam kết về vận chuyển hành khách an toàn, tổ chức vận động người đi đò mặc áo phao…

Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều hạn chế từ khâu tuyên truyền phổ biến pháp luật tại các bến khách ngang sông như chưa được thường xuyên, sâu rộng, nhiều khi mang tính hình thức theo cao trao. Công tác quản lý bến chưa chặt chẽ, nhiều nơi còn buông lỏng, tỷ lệ các bến không phép còn nhiều, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những người trực tiếp khai thác bến chưa chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường thủy.

Trách nhiệm không của riêng ai

Để hoạt động của bến khách ngang sông đi vào trật tự, an toàn các địa phương cần xây dựng quy hoạch tổng thể giao thông nông thôn gắn liền với quy hoạch các bến đò. Đồng thời từng bước bằng nhiều hình thức để hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn theo dọc các bờ sông kênh.

Tăng cường và thường xuyên phổ biến pháp luật về GTĐT nội địa đến mọi tầng lớp nhân dân, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra cương quyết đình chỉ các bến đò hoạt động không phép, phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn, trang thiết bị thiếu an toàn. Bên cạnh đó, UBND các phường, xã cần có các quy định cụ thể trong việc quản lý khai thác bến khách ngang sông. Kéo dài thời gian khai thác bến, để người trúng thầu khai thác có điều kiện thu hồi vốn cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng bến đang khai thác nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn và cần thiết có thể trích kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ cho các hộ nghèo vùng sâu, vùng xa được học tập pháp luật cũng như cấp CCCM. Việc quản lý an toàn cho bến khách ngang sông là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, có vậy mới đưa hoạt động của bến khách ngang sông nói riêng và trật tự ATGT thủy nội địa nói chung mới đi vào quy củ.

Khánh Lê

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)