LỀ ĐƯỜNG QUÁ XẤU

Thứ hai, 22/01/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Quốc lộ 14 đoạn đi qua tỉnh Gia lai nói riêng, không nói đến mặt đường,chỉ đề cập đến lề đường hai phía, có thể nói đang trong tình trạng quá xấu,nếu không muốn nói là không có lề đường.Lề đường theo thuật ngữ chuyên môn là một phần công trình

Email: lenho506@gmail.com

LỀ ĐƯỜNG QUÁ XẤU

 

            Quốc lộ 14 đoạn đi qua tỉnh Gia lai nói riêng, không nói đến mặt đường,chỉ đề cập đến lề đường hai phía, có thể nói đang trong tình trạng quá xấu,nếu không muốn nói là không có lề đường.Lề đường theo thuật ngữ chuyên môn là một phần công trình nằm tiếp giáp ở hai phía mặt đường,có tác dụng giữ mặt đường không bị hỏng và quan trọng nhất là để các phương tiện giao thông có thể tránh nhau. Bề rộng lề đường tuỳ thuộc cấp thiết kế, như quốc lộ 14 thì lề đường là 1.5m.

            Con đường 14 được xây dựng từ những năm trước ngày giải phóng, là con đường chiến lược quan trọng chủ yếu phục vụ trong chiến tranh. Đoạn qua tình Gia lai hầu như kết cấu mặt đường bê tông nhựa dày10cm-12cm, móng thường là cấp phối thiên nhiên lu lèn chặt, riêng lề đường bằng thâm nhập nhựa. Từ năm 2000 cho đến nay, tình hình kinh tế xã hội phát triển, đường 14 trở thành con đường huyết mạch quan trọng, thông thương từ tây nguyên đến các tỉnh thành phố lớn, lưu lượng xe tăng nhanh kể cả về số lượng lẫn khối lượng. Những đoàn xe chở gỗ tròn nặng trĩu từ các nơi cửa khẩu Campuchia, Lào kéo về đè nặng lên con lộ 14 vốn đã ốm yếu nay càng gầy gò thêm.

Hơn 30 năm qua, các đơn vị duy tu sữa chữa đường bộ chỉ làm công việc hỏng đâu sửa đó với quy mô nhỏ, chắp vá vụn vặt, đúng với nghĩa duy tu. Họ luôn phàn nàn rằng kinh phí nhỏ gịot không bao giờ đáp ứng đủ khối lượng hạng mục công việc cần làm. Quả thật kinh phí cho sữa chữa duy tu từ trên rót xuống chỉ đạt 30%, các công ty duy tu tìm cách giật gấu vá vai, sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn giao thông là trên hết. Mặt đường và hệ thống báo hiệu đường bộ luôn ưu tiên hàng đầu trong công tác duy tu. Do đó đi trên đường ta thường thấy mặt đường có phát sinh ổ gà, sình lún song đều được sửa chữa kịp thời, êm thuận; biển báo, cọc tiêu, tường hộ lan ít nhất cũng đạt theo yêu cầu và hơn nữa cây cỏ hai bên đều được phát quang thông thoáng. Rất tiếc cái hạng mục lề đường có vẻ ít quan tâm, hiện trạng đã bị bong mất phần nhựa, trơ lại phần đất nền thiên nhiên, lở lói như bị bệnh phong cùi, xói sâu thường từ 5cm-15cm, không còn hình dáng lề đường như lúc sinh ra nó. Mặt đường rộng 6m, mà ta cảm giác như bị thu hẹp lại. Với các xế xe tải lớn có kéo moóc khi phải vượt hoặc tránh nhau thường thiếu tự tin, căng thẳng khi qua những đoạn đường mất lề như thế. Không ít các vụ va quệt nhau gây tai nạn, và khổ nỗi những người đi xe máy thường bị vạ lây bởi xe ô tô ép rớt xuống lề, nhẹ thì xây xát, nặng thì gãy chân gãy tay. Suốt chiều dài hơn 100 km đoạn qua Gia lai, trừ đi các đoạn qua thị trấn, thành phố đã được đô thị hoá khoảng 20 km, còn lại hầu như lề đường bị hỏng như tình trạng nói trên.

Hình ảnh minh họa.

            Những năm gần đây, với sức ép từ tình hình số vụ tai nạn giao thông gia tăng, từ các cơ quan chức năng và nhất là từ lực lượng Thanh tra giao thông luôn kiến nghị, yêu cầu: các đơn vị quản lý và sửa chữa đường bộ đã nỗ lực tiến hành sửa chữa lề đường ở những vị trí hỏng nặng và nguy hiểm nhất. Nói là sửa chữa nhưng chỉ là đắp đất phụ lề, lấy đất đắp lên rồi lu lèn, có khi dùng xe lu, cũng có khi dùng xe ô tô đi qua đi lại vài ba lượt cho tiện, không biết độ chặt đạt đến “k” mấy. Thứ đất dùng để đắp là đất đỏ bazan ,loại đất có ký hiệu “2B”, nắng bụi mưa bùn. Nắng gió tây nguyên lồng lộng, thổi tung từng đám mây bụi màu da cam quật ra ngoài đường, không may có người đi xe máy ngang qua bị một phen tối tăm mặt mũi, loạng choạng. Mưa tây nguyên rỉ rả như vô tận, không ồn ào bất chợt như mưa Sài gòn, đất đỏ từ lề đường mới đắp bị các bánh xe xéo lên mang ra mặt đường nhầy nhụa, trơn trợt, đố dám các tay xế mát tay ga ở những đoạn đường này. Qua 6 tháng mưa, lề đường vừa sữa chữa coi như không. Nếu may mắn, các đơn vị duy tu kiếm được vỉa đất có tỷ lệ hạt sạn cao gọi là cấp phối đồi, gần đạt tiêu chuẩn quy trình quy phạm, thì công trình đắp lề có thể trụ được vài năm.

Hình ảnh minh họa

             Nói là vậy, không thể trách các đơn vị duy tu được, lý do thiếu kinh phí là bất khả kháng. Theo như một cán bộ ở phòng kế hoạch dự toán của CTY quản lý và sửa chữa đường bộ Gia lai, để gia cố lề “bài bản” bằng cấp phối đá dăm có láng nhựa mặt, đơn giá là 100.000 đến 140.000 đồng. trên một đơn vị mét vuông. Vậy để gia cố lề 1 cây số 1000 m, cả hai phía lề rộng là 3m vị chi là 3000 m2, số tiền lên đến ít nhất là 300 triệu đồng, cho 10 cây số là 3 tỷ, cho 100 cây số là 30 tỷ.Tuy là tốn kém, song vì sự nghiệp an toàn giao thông, không thể không đầu tư sửa chữa, các đơn vị thi công đã bắt đầu thực hiện công tác gia cố lề kiên cố ở các vị trí xung yếu, có đông dân cư dễ xảy ra tai nạn giao thông.Trong năm 2006 vừa qua, họ đã thi công hoàn thành được khối lượng gia cố lề khoảng trên 15 km. Hy vọng  những vị trí còn lại, các đơn vị duy tu cố gắng sớm khắc phục xong, có thể phải kéo dài 5 năm hoặc 10 năm,những người dân tham gia giao thông luôn mong mỏi có được con đường rộng rãi, êm thuận và an toàn là trên hết .

 

Email: lenho506@gmail.com

 

 

Email: lenho506@gmail.com

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)