Văn hóa giao thông được cụ thể hóa bằng tiêu chí cơ bản như: người tham gia giao thông phải hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Đồng thời phải có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành xử phạt vi phạm hành chính về trật tự ATGT…
Văn hóa giao thông được cụ thể hóa bằng tiêu chí cơ bản như: người tham gia giao thông phải hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác. Đồng thời phải có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành xử phạt vi phạm hành chính về trật tự ATGT…
Xác định công tác tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT là một trong những nội dung thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, trong năm 2009, Ủy ban MTTQ tỉnh đã đẩy mạnh chương trình phối hợp tuyên truyền thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT”, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Từ đó giúp cho mọi người ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo ATGT cho những người khác, nhằm ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Đoàn khối CQDCĐ tỉnh phát tài liệu tuyên truyền Luật GTĐB cho ĐVTN
Để tạo nếp sống văn hóa trong giao thông, công tác tuyên truyền về ATGT còn được MTTQ lồng ghép với các nội dung chương trình mục tiêu quốc gia như: phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. Qua đó vận động nhân dân ký cam kết thực hiện “Hộ gia đình bảo đảm trật tự ATGT”. Đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm tập trung đông dân cư; khu dân cư (KDC) có các tuyến đường bộ và đường sắt chạy qua đã được sự quan tâm phối hợp chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan đơn vị. MTTQ các huyện, thành phố đã chọn điểm chỉ đạo tổ chức tuyên truyền vận động học tập về nội dung thực hiện các quy định đảm bảo trật tự ATGT, trật tự đô thị. Kết quả năm 2009 đã có 126 xã, phường, thị trấn và 1.450 KDC được tuyên truyền về trật tự ATGT gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”. Điển hình làm tốt như: Khối Hùng Vương, phường Chi Lăng; Khối 8, phường Tam Thanh (TPLạng Sơn); KDC Hoàng Văn Thụ, KDC Nam Quan, thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc); KDC Quán Thanh, xã Chi Lăng (Chi Lăng); KDC Na Hoa, KDC Tân Hoa, xã Hồ Sơn (Hữu Lũng); KDC Bản Cáp, xã Gia Miễn (Văn Lãng)… MTTQ các cấp trong tỉnh đã phối hợp tổ chức được 3.141 cuộc với trên 175 nghìn lượt người tham gia học tập các văn bản của Chính phủ, của tỉnh về đảm bảo trật tự ATGT; tham gia kẻ vẽ được trên 10 nghìn băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp pích; phát 35.659 tờ rơi tuyên truyền về trật tự ATGT; tổ chức cho 1.262 KDC và 83.784 hộ gia đình ký cam kết thực hiện “KDC và hộ gia đình bảo đảm trật tự ATGT”; phối hợp tổ chức kiện toàn được 806 đội tự quản ATGT gồm 5.236 thành viên…
Với các mô hình: “Đoạn đường tự quản”, “Khối phố tự quản”, “Tổ liên gia tự quản” bảo đảm trật tự ATGT đường phố, vỉa hè thông thoáng…đã góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Đi đôi với tuyên truyền vận động, MTTQ đã phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên, ngành chức năng giải tỏa được 303 nhà; 226 vị trí lều quán, mái che mái vẩy; 83 bãi vật liệu; tháo gỡ 175 biển quảng cáo không đúng nơi quy định. Tham gia làm mới 102,2 km đường giao thông; phát quang tu sửa 564,5 km và rải vật liệu cứng 68,3km.
Thông qua tuyên truyền vận động, thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT”, đã góp phần nâng cao hiệu quả các giải pháp kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn. Phát huy kết quả đó, trong năm 2010, MTTQ tỉnh đã xây dựng chương trình phối hợp hành động cụ thể, trong đó tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác chỉ đạo điểm xây dựng mô hình “xã, phường, thị trấn, KDC và gia đình bảo đảm trật tự ATGT”. Bên cạnh đó, ngoài việc tuyên truyền, lực lượng chức năng cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông, phát hiện và xử lý kịp thời các yếu tố gây mất trật tự để tạo nếp sống có văn hóa giao thông và trật tự đô thị của người dân ở thành thị cũng như địa bàn nông thôn.
Theo LSO