TP. Hồ Chí Minh: Giao thông tiếp cận an toàn và thân thiện cho người khuyết tật

Thứ tư, 29/04/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Trong khoảng 4 năm trở lại đây, người khuyết tật đã được xã hội quan tâm hơn đến việc tham gia vào cùng hệ thống giao thông công cộng, trước đó mới chỉ dừng lại ở việc người khuyết tật tự trang bị phương tiện cá nhân để phục vụ nhu cầu đi lại của mình. Thời gian qua, Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để triển khai trương trình giao thông tiếp cận, trước tiên thực hiện thí điểm tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Cho đến nay, việc thực hiện thí điểm giao thông tiếp cận đã thu được những thành công đặc biệt là ở Tp Hồ Chí Minh với 4 tuyến buýt. Tại Hà Nội chương trình cũng được triển khai cùng với Tp Hồ Chí Minh nhưng do còn nhiều bất cập trong môi trường giao thông đô thị nên phải dừng lại.

Trong khoảng 4 năm trở lại đây, người khuyết tật đã được xã hội quan tâm hơn đến việc tham gia vào cùng hệ thống giao thông công cộng, trước đó mới chỉ dừng lại ở việc người khuyết tật tự trang bị phương tiện cá nhân để phục vụ nhu cầu đi lại của mình. Thời gian qua, Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để triển khai trương trình giao thông tiếp cận, trước tiên thực hiện thí điểm tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Cho đến nay, việc thực hiện thí điểm giao thông tiếp cận đã thu được những thành công đặc biệt là ở Tp Hồ Chí Minh với 4 tuyến buýt. Tại Hà Nội chương trình cũng được triển khai cùng với Tp Hồ Chí Minh nhưng do còn nhiều bất cập trong môi trường giao thông đô thị nên phải dừng lại.
Hiện nay, Tp. Hồ Chí Minh có khoảng 54.100 người khuyết tật, trong đó có 16.400 thương binh và 37.700 người tàn tật, nhưng thực tế còn một bộ phận người khuyết tật không có khả năng tham gia giao thông. Để giao thông tiếp cận gần gũi với người khuyết tật, Sở GTVT Tp Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Ban ATGT, Công an thành phố trong các hoạt động tuyên truyền ATGT, đảm bảo khả năng giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng.
Trước khi triển khai thí điểm các tuyến hỗ trợ người khuyết tật, UBND thành phố đã chỉ đạo miễn thu phí khi đi xe buýt trên địa bàn thành phố đối với người khuyết tật và thương binh. 2 Công ty TNHH và 2 Hợp tác xã tham gia thực hiện thí điểm với các tuyến Bến Thành – Bình Tây, Bến xe Chợ Lớn – Củ Chi, Bến xe Chợ Lớn – Thủ Đức và Đại học Quốc gia – Bến xe Miền Tây. Đến nay, Tp Hồ Chí Minh có 15 xe buýt phục vụ người khuyết tật, trong đó có 10 xe buýt có cải tạo, lắp thang nâng, thiết bị neo xe lăn, dây đai an toàn cho người tàn tật và 5 xe buýt sàn thấp có lắp đặt thiết bị neo xe lăn cho người khuyết tật để hỗ trợ họ tiếp cận trên 4 tuyến xe buýt. Tất cả các xe này đều được dán lôgô bên ngoài và trong xe buýt tại các nhà chờ trên các tuyến thí điểm.
Hệ thống nhà chờ xe buýt hỗ trợ người khuyết tật được cải tạo lối ra, vào cho xe lăn, tháo bớt ghế tại nhà chờ tăng diện tích cho xe lăn người khuyết tật chờ xe buýt; bó vỉa, tạo dốc, làm lan can an toàn, sơn vạch và ký hiệu lối đi dành riêng cho xe lăn. 2.689 lượt lái, phụ xe và tiếp viên trên xe buýt được tập huấn pháp luật và ý thức phục vụ hành khách, trong đó có nội dung hỗ trợ giúp đỡ người tàn tật khi đi xe buýt. Theo thống kê số lượng hành khách là người khuyết tật đã được phục vụ từ tháng 11/2006 đến tháng 12/2008 là 160.773 lượt, và tính đến hết năm 2008, Sở GTVT đã cấp khoảng 10.000 thẻ đi xe buýt miễn phí cho người khuyết tật.
Từ khi triển khai chương trình giao thông tiếp cận cho người khuyết tật đến nay nhiều tuyến đường đã được thiết kế và thi công theo mẫu có lối đi riêng cho người khuyết tật khi tham gia giao thông. Trong thời gian tới chương trình này vẫn được Sở GTVT thành phố triển khai với các đề án: tổ chức làm đề thi sát hạch lý thuyết Giấy phép lái xe mô tô cho người khuyết tật, bố trí sân bãi để tổ chức cho người khuyết tật thi tay lái tại Trường trung cấp nghề số 7. Hoàn thiện các quy định vận chuyển hành khách là người khuyết tật đối với các lĩnh vực vận tải hành khách và các công trình giao thông công cộng; lập kế hoạch triển khai mở rộng thêm một số tuyến xe buýt tiếp cận ở một số tuyến trọng điểm, khuyến khích các đơn vị vận tải đầu tư các loại xe buýt chuyên dùng có thiết bị hỗ trợ người tàn tật tiếp cận vào các tuyến xe buýt và hướng đến giao thông tiếp cận an toàn và thân thiện đến tất cả mọi công dân.
ĐT

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)