Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người mỗi năm, kèm theo vài chục ngàn người bị thương tật. Nguyên nhân sâu xa của những tổn thất đau xót này là do sai sót trong hành vi ứng xử của một số khá lớn những người tham gia giao thông. Có những hành vi xem ra có thể là nhỏ nhoi do phán đoán tình hình sai lầm, cũng có hành vi do tính cẩu thả hoặc vô ý, mà trước đây nếu chuyển động ở tốc độ chậm thì không sao, nhưng với tốc độ chuyển động ngày càng nâng cao thì tai họa và hậu quả xảy ra là khó lường.
Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người mỗi năm, kèm theo vài chục ngàn người bị thương tật. Nguyên nhân sâu xa của những tổn thất đau xót này là do sai sót trong hành vi ứng xử của một số khá lớn những người tham gia giao thông. Có những hành vi xem ra có thể là nhỏ nhoi do phán đoán tình hình sai lầm, cũng có hành vi do tính cẩu thả hoặc vô ý, mà trước đây nếu chuyển động ở tốc độ chậm thì không sao, nhưng với tốc độ chuyển động ngày càng nâng cao thì tai họa và hậu quả xảy ra là khó lường.
Điều then chốt để kiềm chế thương vong do tai nạn giao thông là phải dùng các biện pháp thực sự làm thay đổi hành vi ứng xử của người tham gia giao thông, nhất là của những người điều khiển các phương tiện có tính năng tốc độ cao như ôtô, xe máy.
Quan hệ ứng xử trên đường được xác định bởi một loạt các nhân tố sau đây, trong đó nhân tố con người là quan trọng nhất:
-
Trách nhiệm xã hội, ý thức tự giác đảm bảo an toàn của người tham gia giao thông;
-
Kiến thức hiểu biết, kỹ năng thực hành được đào tạo của người tham gia giao thông;
-
Nhận định về các sự cố rủi ro có thể xảy ra và hậu quả tiềm tàng của nó nếu người tham gia giao thông có những ứng xử sai lầm;
-
Nhận định của người tham gia giao thông về khả năng bị phát giác hành vi vi phạm và bị trừng phạt nếu cố tình vi phạm;
-
Phương tiện giao thông và khả năng đáp ứng các tính năng kỹ thuật theo quy định;
-
Môi trường, đường xá, cầu cống và hệ thống thiết bị điều khiển giao thông.
Những nguyên nhân trên có thể nhiều người đã biết, nhưng lý do cụ thể dẫn tới các nguyên nhân đó và các biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn có hiệu quả các nguyên nhân đó thì còn phải được nghiên cứu kỹ. Để ngăn chặn hiệu quả các hành vi thiếu an toàn của người tham gia giao thông, chúng ta phải xét kỹ đến góc độ văn hoá. Văn hoá có liên quan đến trình độ học vấn, nhưng trình độ học vấn không đồng nhất với trình độ văn hoá. Trong cả một thời gian dài dưới thời bao cấp, trong các mẫu hồ sơ lý lịch chỉ đề cập đến trình độ văn hoá và người ta đã đồng nghĩa trình độ học vấn để ghi vào mục đó, còn gần đây vấn đề đã đổi khác theo sự tiến bộ của nhận thức xã hội, nhưng khái niệm văn hoá vẫn còn khá mập mờ đối với đại đa số những người tham gia giao thông.
Bản chất của văn hoá chính là thế ứng xử. Thế ứng xử ở đây phải được hiểu tổng thể gồm ứng xử giữa con người với con người trong xã hội và thế ứng xử giữa con người với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Thế ứng xử giữa con người với con người thì còn tương đối dễ hiểu với số đông, nhưng thế ứng xử với thiên nhiên thì nhiều người còn chưa rõ, còn chủ quan coi thường, như trong lĩnh vực ứng xử với các con vật, sông núi, cỏ cây,…, nhất là với những trưng triệu khác thường của thiên nhiên, thời tiết. Tất cả những yếu tố này đều liên quan và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường giao thông, gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn giao thông của một khu vực hay một quốc gia. Từ sau khi đất nước ta để xảy ra các hành vi phá rừng, tăng cường phá núi mở đường, làm thay đổi nhiều về địa hình, địa mạo tự nhiên của khu vực đã gây tác động xấu làm xuất hiện nhiều hơn các thảm hoạ môi trường như bão lụt, lũ quét, sụt đất, lốc xoáy, mưa đá,…, trên suốt dọc chiều dài đất nước, mà nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động xây dựng yếu và thiếu về quy hoạch, xây dựng giao thông, thuỷ điện bất hợp lý làm thay đổi đường phân thuỷ, dẫn đến thay đổi lưu vực dòng chảy, gây mất cân bằng môi trường sinh thái. Quan hệ ứng xử giữa người với người ngày càng có nhiều biểu hiện thực dụng, suy thoái về đạo đức, mất dần những truyền thống lễ giáo tốt đẹp “kính trên, nhường dưới”, con người ra đường ngày càng loạn tâm, hiếu thắng, tranh giành quyết liệt cả nhứng lợi ích vật chất nhỏ mọn cho cá nhân. Những quan điểm tha hoá vì lợi ích vật chất, vì tiền bạc của chủ nghĩa thực dụng do Uyliam Jêmơ (người Mỹ) khởi xướng cách đây hơn một thế kỷ với triết lý chủ đạo “mọi tư tưởng đúng nếu được kiểm chứng bằng giá trị kim tiền” đang có khuynh hướng thịnh hành trở lại trong xã hội hiện nay.
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2008
Tác giả: Tiến sĩ Đồng Xuân Thành,