Luật giao thông quy định???

Thứ năm, 15/03/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Tôi là 1 người có tâm huyết với công tác ATGT, nay đã 75 tuổi, không còn hoạt động được nhiều như trước nữa. Xin qua đây được góp 1 số kiến nghị và suy nghĩ của mình để các Đ/c nghiên cứu nếu thấy có kiến nghị nào khả thi thì giúp tôi biến nó thành hiện thực nhằm giảm bớt phần nào những tổn thất quá lớn do TNGT đã gây ra cho đồng bào và nền kinh tế-xã hội của đất nước, đó là điều mong mỏi nhất của tôi trong năm mới 2007 này.
 Người gửi: PGS-TS. Nguyễn Ái Liệt
Địa chỉ liên hệ:Nhà C17 Lô18  Đô thị mới Định Công.Quận Hoàng Mai   TP Hà-nội.
ĐT: 04 6405554

 

 

Tôi là 1 người có tâm huyết với công tác ATGT, nay đã 75 tuổi, không còn hoạt động được nhiều như trước nữa. Xin qua đây được góp 1 số kiến nghị và suy nghĩ của mình để các Đ/c nghiên cứu nếu thấy có kiến nghị nào khả thi thì giúp tôi biến nó thành hiện thực nhằm giảm bớt phần nào những tổn thất quá lớn do TNGT đã gây ra cho đồng bào và nền kinh tế-xã hội của đất nước, đó là điều mong mỏi nhất của tôi trong năm mới 2007 này.

Theo số liệu chưa đầy đủ thì trong năm 2006, bình quân mỗi tháng cả nước ta có trên 1200 người chết vì TNGT (có thể nói là số đông họ đã chết oan !),  hàng nghìn người khác bị thương, trong số đó không ít người bị tàn phế suốt đời hoặc bị mất sức lao động, mà họ phần lớn là những người đang độ độ tuổi đóng góp sung sức lao động cho xã hội. Mục đích của tôi là đề xuất những kiến nghị có thể thực hiện được ngay, không chờ những đầu tư kinh phí lớn mà có khả năng làm giảm được 1 tỷ lệ đáng kể những tổn thất do TNGT gây ra như hiện nay. Sau đây tôi lần lượt nêu kiến nghị đối với 3 thành phần tham gia giao thông đường bộ chủ yếu.

Đối với người đi bộ : 

Luật Giao thông quy định là Người đi bộ phải đi lại trên lề đường và khi muốn đi qua đường phải đi trên đoạn đường có kẻ chỉ trắng “ngựa vằn” hoặc theo đèn tín hiệu “xanh” cho phép qua đường nếu có. Nếu đi ngoài phần đường nói trên đã dành cho người đi bộ, và nếu xảy ra đụng chạm với phương tiện giao thông khác mà bị tai nạn thì theo tôi người đi bộ phải tự chịu trách nhiệm, miễn trừ mọi khiếu nại, thậm chí nếu gây ra tổn thất cho phương tiện giao thông mà chủ phương tiện đó đòi hỏi bồi thường thì người đi bộ còn phải bồi thường bằng tiền. Đây là “luật” mà các nước đều đã thực hiện, nó rất đơn giản và có hiệu quả, trước hết là biện pháp tốt nhất để giáo dục ý thức tôn trọng luật pháp nói chung của người dân ( điều mà ngưới Việt nam ta hiện nay đang còn  yếu kém đến mức đáng lo ngại !)

Phải đề cao ý thức tự chịu trách nhiệm của người đi bộ nếu vi phạm Luật GT đồng thời phải đảm bảo quyền lợi giao thông an toàn cho người đi bộ.

Tôi đề nghị cần phải kiên quyết hơn nữa để giải phóng lề đường cho người đi bộ đi lại trên lề đường theo dọc phố (phải giao nhiêm vụ này cho Chính quyền địa phương là chính có sự phối hợp của các lực lượng khác để giải phóng khoảng 2/3 bề mặt lề đường dọc theo các phố làm phần đường của người đi bộ) và phải làm đường hầm, đường vượt trên cao và trước mắt kẻ thêm đườngngựa vằn” tại nhiều nơi trên đường phố tạo điềukiện cho người đi bộ có thêm nơi qua đường, lắp đặt thêm hệ thống đèn tín hiệu cho người qua đường, nhất là trong khu phố đông người đi bộ.

Đối với người đi xe máy:

Cần có lộ trình lâu dài nhưng rất kiên quyết để hạn chế số lượng xe máy lưu thông quá nhiều như hiện nay (vào bậc nhất thế giới) bằng “trăm ngàn” biện pháp khác nhau, trong đó có nhiều biện pháp gián tiếp và lâu dài, mạnh mẽ  kể cả những biện pháp cấm hoạt động trên 1 số tuyến đường, bắt buộc đội mũ bảo hiểm, tịch thu phương tiện khi vi phạm v.v   và tất nhiên là phải làm đúng luật pháp.

  Trước mắt tôi đề nghị  phải quyết tâm làm 3 biện pháp sau:

        Bắt buộc phải đội mũ bảo hiễm đối với mọi người ngồi trên xe máy nhằm giảm bớt chấn thương nặng phần đầu gây tử vong khi bị ngã xe .

        Nghiên cứu để bổ sung và thực thi 1 điều: Cấm đi xe máy 3 người trên các lộ (quốc lộ, tỉnh lộ, hương lô được rải nhựa) để cứu 1lúc 3 người chết vì tai nạn xe máy thảm khốc thường xảy ra do hiện tượng “mất lái”, tức là tai nạn “bất khả kháng”; tôi xin nói rằng xe máy chở 3 người có nguy cơ “mất lái” ở nước ta là có cơ sở khoa học; (bằng cách phân tích tính toán động lực học hệ thống “người-xe” chúng ta có thể chứng minh là hiện tượng “mất lái” nhất định sẽ xảy ra khi xe máy chở 3 người lại đang cố gắng gia tốc để vượt qua xe đi trước).

        Nghiêm cấm triệt để học sinh Trung, Tiểu học đi xe máy đến Trường và ra đường để thực hiện nghiêm túc quy định về tuổi được dùng xe máy đã được Luật Giao thông quy định. (Hãy giao trách nhiệm này cho ngành Giáo dục-Đào tạo là chính có phối hợp với các lực lượng khác).

Nếu thực hiện được 3 biện pháp trên, tôi dự tính sẽ giảm được khoảng 30% số người chết do tai nạn xe máy gây ra mặt khác góp phần tích cực bảo đảm TTATGT nói chung.

Hai biện pháp 1 & 3 nói trên tuy không phải là mới nhưng đến nay ta chưa làm được là vì  chưa có sự đồng thuận mà lẽ ra không cần thiết phải tranh cải vì thiên hạ người ta đã làm như thế !, hơn nữa chưa có những chế tài đủ mạnh hay nói cách khác là chưa có quyết tâm cao làm triệt để để mở ra 1 bước đột phá cho việc thi hành những biện pháp cấp bách khác nhằm đảm bảo TTATGT.

Tôi đề nghị hãy chỉ đạo thực hiện triệt để 2 biện pháp này trước tiên tại Hà nội rồi sau đó mở rộng ra toàn quốc. Để đạt kết quả, trước tiên cần tranh thủ sự nhất trí cao với các cơ quan thông tin đại chúng và báo chí ở Thủ đô.

Đối với ôtô (bao gồm ôtô vận tải hàng  hoá & ôtô vận tải hành khách các loại):

Hiện nay cũng như trong tương lai gần chúng ta lo nhất là loại TNGT do ôtô gây ra sẽ ngày một nhiều đồng thời càng mang tính chất nghiêm trọng và phức tạp. Để ngăn chặn nguy cơ này có lẽ có nhiều việc phải bàn.   Nhưng nếu nói đơn giản thì có 2 vấn đề chủ yếu cần đề cập đến đó là đảm bảo:

Tính an toàn của phương tiện.
Khả năng điều khiển xe an toàn của người Lái xe .

ÔTÔ là phương tiện vận tải cơ giới hiện đại có trọng khối lớntốc độ cao cho nên động năng quán tính của nó rất lớn; độ tin cậy và tính an toàn của ôtô tuy đã không ngừng được cải tiến nhưng ngoài 1 số ít ôtô đặc biệt cao cấp còn ôtô nói chung thì vẫn còn là mối lo ngại cho người sử dụng.  Trong quá trình khai yhác kỹ thuật vận tải ôtô việc làm chủ kỹ thuật ôtô đòi hỏi có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo có trình độ khoa học cao, có công nhân lành nghề và trang thiết bị chẩn đoán hiện đại, tức là phải đầu tư những chi phí rất lớn và trình độ khoa học công nghê cao, nhiều quốc gia trong quá trình phát triển đã phạm khuyết điểm là đầu tư cho mặt này không cân xứng khi tăng nhiều số lượng đầu xe và nâng cấp chất lượng hệ thống đường bộ.

Nhìn nhận vào hoàn cảnh hiện nay của nước ta phải thừa nhận là có sự bất cập về trình độ học vấn của người quản lý khai thác kỹ thuật & sửa chữa ôtô; chúng ta chưa có có 1 Chế độ “Duy tu & Chẩn đoán kỹ thuật” mang tính pháp quy thông nhất trong cả nước ( về vấn đề này tôi đã viết 1 bài chuyên đề được đăng trên Tập san KHKT GTVT của Bộ GTVT cách đây 3 năm ); chưa đầu tư đúng mức cho trang thiết bị kiểm tra, chẩn đoán kỹ thuật ôtô; còn thiếu chế độ trách nhiệm rõ ràng về tình trạng kỹ thuật của ôtô giữa người kiểm định và người gây ra tai nạn trên cơ sở xác lập ngân hàng số liệu kỹ thuật khách quan và chính xác cho từng chiếc xe v.v....

LÁI XE được coi là 1 nghề có trách nhiệm xã hội cao (lái xe phải có bằng), lại là nghề mang nhiều yếu tố rủi ro (tại các nước có đời sống cao tuyển lái xe chuyên nghiệp là rất khó, mặc dầu lương của lái xe tại nước đó rất cao).

Bản thân tôi từng tự lái xe các loại trong 3,4 năm, từng kinh qua 4, 5 năm làm cán bộ quản lý trực tiếp 1 đội ngũ lái xe khá đông của nhiều đơn vị vận tải khác nhau trong nước và cả ở nước ngoài. Trong thời gian công tác và sau đó tôi đã dành nhiều thì giờ nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về đặc điểm lao động lái xe và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của những lái xe đã gây tai nạn và những lái xe đảm bảo an toàn trong nước, tôi có 1 số hiểu biết nhất định về nghề lái xe, trên cơ sở đó tôi có thể khái quát  thành một công thức như sau:

 Người lái xe an toàn =  những tố chất cần thiết vốn có của bản thân họ + hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo chính quy, bài bản + tự rút kinh nghiêm thực hành lái xe trong 1 số năm + có sự giáo dục thường xuyên của cơ quan quản lý người lái xe.

Cần chú trọng nhiều nhất đến người lái xe chuyên nghiệp (tức là người lái xe hoạt động kinh tế, lái xe liền nhiều giờ khác xa vói người lái xe tự phục vụ cá nhân).

Lái xe chuyên nghiệp phải yêu cầu cao hơn về các nhân tố trong công thức trên.

 Xét nhân tố số 1 của công thức trên tôi xin đề nghị:

 Cần bổ sung thêm 1 số tiêu chí khi tuyển sinh và khi sát hạch Lái xe. Ví dụ  như Trí nhớ bằng mắt phải tốt, khả năng phản xạ phải nhanh và khả năng tập trung sự chú ý khi lao động nhộn nhịp, nhiều giờ. Chỉ với tiêu chuẩn khám sức khoẻ như hiện nay thì mới chỉ vừa tầm với lái xa không chuyên để lái loại xe du lịch, chưa đáp ứng được đối với người lái xe chuyên nghiệp nhất là trong tình huống chạy xe trên đường cao tốc.

  Tôi đề nghị phải  thu hồi bằng lái đối với những lái xe đã gây ra tai nạn làm chết người nghiêm trọng và giúp  đỡ họ đổi nghề khác bởi vì xét đến cùng họ không đủ phẩm chất hành nghề lái xe.

 Theo nhân tố 3, tôi đề nghị có thời hạn tập sự 1 năm cho lái xe mới ra trường rồi mới cấp bằng chuyên nghiệp.

 Cuối cùng khi xảy ra tai nạn ôtô, ngoài việc người lái xe phải chịu trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại đã gây nên, tôi đề nghị là người quản lý trực tiếp lái xe cũng phải “ra toà”. Nếu tai nạn làm chết người thì phương tiện ôtô phải bị tịch thu hoặc cấm không cho lưu hành nữa.  

Nhìn chung có thể nói các mức phạt của ta hiện nay còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe việc tái diễn gây tai nạn tiếp.

 Vấn đề khai thác kỹ thuật ôtô cũng như vấn đề chất lượng người laí xe là những  vấn đề khá phức tạp. ở đây tôi chỉ xin nêu vài đề nghị cấp thiết có tính gợi ý để UB có sự quan tâm ngay từ bây giờ và đi trước 1 bước trước khi nước ta xây dựng hệ thống đường cao tốc theo tiêu chuẩn quốc tế. 

 Đó là điều ước mong tự đáy lòng của tôi !                                                           

 

                                                 

PGS-TS. Nguyễn Ái Liệt

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)