Tai nạn giao thông tăng do đâu???

Thứ năm, 15/03/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

 

    Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước...

 

Người gửi: Ngo Xuan Thang
Địa chỉ: B9, Lô 12, Định Công, Hòang Mai, Hà Nội

Mobile
: 0912 356 005

 

Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh đó cũng phải kể đến đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp,nhiều khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều các biển báo cấm và biển báo hiệu trên một đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới tình trạng người điều khiển giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Có thể nói rằng cứ ở đâu có đường là ở đó có nhà dân thậm chí các doanh nghiệp, các nhà máy các khu công nghiệp cũng coi bám mặt đường là một lợi thế. Vì thế “trăm hoa đua nở” dẫn đến không kiểm soát được.

Thời gian qua, tất cả các địa phương ra quân triển khai mạnh mẽ Tháng ATGT nhưng tình hình TTATGT trên địa bàn cả nước vẫn diễn biến rất phức tạp. Theo thống kê của Cục CSGT đường bộ- đường sắt và Uỷ ban ATGT Quốc gia, tính đến hết tháng 9, cả nước đã xảy ra tới 10.518 vụ TNGT làm 9.510 người chết và 10.700 người bị thương.  Điều này dẫn đến hậu quả về kinh tế và gánh nặng cho xã hội là rất lớn.

So với cùng kỳ năm 2005 mặc dù số vụ và số người bị thương giảm nhưng số người chết gia tăng tới 9,1%. Trong 9 tháng, chỉ có 22 địa phương có số người chết giảm, còn lại tới 42 tỉnh thành gia tăng, trong đó có rất nhiều tỉnh tăng cả 3 mặt. Cá biệt có những tỉnh có số người chết tăng rất cao như: Cao Bằng tăng 92,9%; Hậu Giang 73,5%; Sơn La 72,1%; Vĩnh Long 65,8%,… 

Chỉ tính riêng trong tháng 9- tháng cả nước triển khai ra quân mạnh mẽ với nhiều biện pháp đồng bộ kiềm chế TNGT nhưng vẫn có tới 12 địa phương gia tăng cả 3 mặt về TNGT và 14 tỉnh, thành phố có số người chết tăng. Còn trên địa bàn cả nước, trong tháng xảy ra 1.138 vụ TNGT, làm chết 963 người và bị thương 857 người.  

So với tháng 8 trước đó mặc dù giảm được cả 3 mặt nhưng so với tháng 9.2005 lại tăng 64 vụ tai nạn (5,9%) và 79 người chết (8,93%). Trong tháng xảy ra 14 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm 33 người chết và 43 người bị thương, tăng cả 3 mặt với 3 vụ tai nạn (27%), 1 người chết (3%) và 20 người bị thương (86%) so với tháng 9.2005.  .  

Theo số liệu thống kê mới nhất, có tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô trên những tuyến đường bắt buộc. Ngoài ra, tình trạng vượt đèn đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo động và rất khó kiểm soát. 

 



Biết là  sai nhưng người điều khiển giao thông vẫn vi phạm  Nguồn: UBATGT 

Phần lớn hành lang giao thông quốc lộ 5 đã trở thành “phố” với nhà dân và các công trình bám hai bên đường. Quốc lộ 1 với chiều dài 2.300 km đã có 194 khu công nghiệp, 2.101 khu dân cư, 1008 cây xăng và 2.363 điểm đấu nối khác.  

Qua khảo sát cụ thể 272,5 km trên quốc lộ 1 ở cả ba miền cho thấy: Về chiều rộng hành lang, chỉ 24% đủ theo quy định (15 m), phần còn lại có nhiều công trình, nhà ở nằm trên hành lang, có nhiều nơi bám sát mặt đường. Về đường ngang, bình quân 3,3 đường ngang/km, nghĩa là 300 m có một đường ngang.  (Trích báo giao thông vận tải)

Sau vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra với 2 giáo sư nổi tiếng, có thể người ta sẽ dần lãng quên tai nạn này, nhưng cần phải đưa thông điệp tới cho mọi người: TNGT rất kinh khủng!  

Qua đường cũng phải có... kinh nghiệm!

Vì sao tôi lại nói như vậy? Điều này thật đúng không chỉ đối với người nước ngoài đến  Việt Nam mà ngay cả đối với những người dân tỉnh lẻ khi đặt chân lên các thành phố Người tham gia giao thông đều hiểu ý nghĩa của tín hiệu giao thông trên đường phố, nhưng vấn đề ở chỗ... họ không chấp hành!

Tôi sống ở Hà Nội hơn 10 năm, tôi đã học được cách qua đường như thế nào cho an toàn. Tôi chỉ qua đường chỗ nào có vạch sơn dành cho người đi bộ. Khi có tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ, nhiều người sẽ qua đường ngay.

Nhưng riêng tôi thì không. Tôi vẫn quan sát thật kỹ nhiều hướng rồi mới dám đi. Nhiều người nghĩ đó là việc bình thường, nhưng tôi coi đó cũng là kinh nghiệm! Ở các nước giao thông phát triển, có tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ thì bao giờ cũng an toàn, nhưng ở Việt Nam thì khác... Đôi khi, đi bộ trên vỉa hè ở Hà Nội cũng phải cẩn thận vì có khi tắc đường, xe máy lao cả lên vỉa hè để đi...

Đó là một thực trạng lớn đối vơí giao thông ở Việt Nam. Tôi cho rằng Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực trong vấn đề tuyên truyền nhưng vấn đề cụ thể thì chưa được tiến hành đầy đủ.

Còn ở các thành phố lớn  ở Việt Nam, hành vi tham gia giao thông của thanh thiếu niên đang là vấn đề đáng báo động, bởi vì theo tôi được biết thì trong luật giao thông đường bộ cấm học sinh THPT đi xe máy trên 49cm3 tham gia giao thông trên đường nhưng trong thực tế số học sinh này chiếm từ 20%-30% cá biệt có trường chiếm tới 50% vẫn điều khiển xe mô tô thậm chí đi dàn hàng ngang, đèo hai, ba rất phổ biến nhưng hiếm khi thấy cảnh sát giao thông phạt  những đối tượng này.

Chúng ta sẽ làm như thế nào? Và bắt đầu từ đâu ? Vấn đề quan trọng là ý tưởng của tôi đưa ra và thành phố Hà Nội chấp nhận như thế nào? Đó là các bước:

Còn trên vỉa hè các đô thị thì rất lộn xộn, mọi người ai cũng biết vỉa hè dành cho người đi bộ nhưng trên thực tế thì không như vậy có rất nhiều tuyến phố người ta đỗ xe trên vỉa hè thậm chí tràn xuống cả lòng đường, chúng ta có thể kể ra các tên phố như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.

    Nhiều người không lạ gì biển cấm trên các tuyến phố như thế này

 

Còn các phổ cổ thì người ta ngồi la liệt ra các vỉa hè, các quán cóc thì tận dụng từng cm vuông, còn hàng ăn thì tha hồ tung hoành nhất là vào các giờ cao điểm khi mà các cơ quan chức năng đến giờ nghỉ trưa, nghỉ chiều các hàng quán di động, gánh hàng rong tha hồ tung hoành trên các con phố dẫn đến các con đường vốn đã nhỏ hẹp lại càng nhỏ hẹp hơn khi giờ tan tầm đến biển người cùng các phương tiện giao thông đồng loạt đổ ra đường thôi thì mạnh ai nấy tiến miễn là trước mặt có khoảng trống là người ta tiến, tiếng máy nổ, tiếng còi xe tiếng những người va quệt vào nhau tạo thành một thứ hỗn độn thật khủng khiếp.

          

 Sửa xe lấn chiếm vỉa hè chuyện thường ngày ( Ở phố Huế) 

 

Thật nói không ngoa rằng sợ nhất đi trên các đường phố ở Việt Nam, người ta chẳng theo môt luật lệ quy tắc nào. Vậy tại sao lại có tình trạng như thế? Bởi vì nền kinh tế thị trường? Nói vậy cũng có một phần đúng, vì đa số các trường hợp vi phạm lòng lề đường là các xe ô tô của Nhà nước, các cửa hàng kinh doanh bởi vì họ là Nhà nước không sợ bị phạt , biển số xanh 80B ai dám phạt, các hàng quán kinh doanh thì làm luật cho nên cũng không khó hiểu khi trên cùng một tuyến phố có “nhà” để thoái mái, có nhà không giám để xe trên hè dù là một phút, có cầu ắt có cung không lẽ chỉ có mấy mét mặt đường kinh doanh lại cho xe vào hết trong nhà?



Không thấy bóng dáng cơ quan chức năng

 

Việc này khổ lắm nói mãi, ai cũng biết, nhưng quan trọng là nói với ai? Và vấn đề tiếp theo là làm thế nào? Mở đường cho rộng hơn ư? Cũng cần thiết đấy nhưng quá tốn kém vấn đề này không thể làm một sớm một chiều . Vì vậy giải pháp tôi đưa ra sau đây không tốn kém lắm nhưng nếu được giải quyết một cách đồng bộ thì chắc chắn rằng giao thông đường bộ ở các đô thị Việt Nam sẽ có sự thay đổi đáng kể.


Cần xây dựng thêm nhiều chợ nữa để những người bán hàng rong có “đất dụng võ”

Thông thường trước khi ban hành một lệnh cấm, người ta thường đặt câu hỏi cấm cái gì ? Tại sao lại cấm? Cấm rồi thì sẽ “mở đường” ra sao? Ở Việt Nam thì ngược lại người ta chỉ biết “trên bảo dưới phải nghe” nhưng thật tình mà nói chẳng ai dại gì lại “phơi mặt” ra vỉa hè, lòng đường như các hình trên. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên cực chẳng đã nhiều người phải kiếm sống bằng mọi cách, họ đáng thương hơn là đáng trách.

Thông thường các nước trên Thế giới dành khoảng 4% quỹ đất giao thông tĩnh (bãi đỗ xe) trong khi đó tình hình này ở Việt Nam khá khiêm tốn khoảng 0.3%.

Do đó, để giải quyết vấn đề trên tôi tha thiết đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên dành ra một cuộc họp với Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, Bộ giao thông vận tải, Bộ công an, Sở giao thông công chính, Sở quy hoạch kiến trúc, Bộ văn hoá thông tin, Ngân hàng, các phương tiện truyền thông, đại diện người dân…tham gia vào bốn việc trọng điểm như sau:

Thứ nhất: Mở thêm các bãi đỗ xe công cộng.
Thứ hai: Xây dựng thêm các chợ dân sinh.
Thứ ba: Tuyên truyền đến người dân về luật an toàn giao thông.
Thứ tư: Thành lập đội cảnh sát mô tô giao thông cơ động nhằm xử lý đối với các trường hợp vượt đèn đỏ, chở hàng cồng kềnh

 

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)