Để tìm thấy những nụ cười rạng rỡ trên các nẻo đường Việt Nam_ Trần Minh Quân

Thứ tư, 17/01/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Nếu chúng ta hỏi bất kì một bạn bè quốc tế hay khách du lịch nào trên đường phố Việt nam là “Bạn cảm nhận thế nào về tình hình ATGT ở Việt nam? ” thì chúng ta sẽ nhận được một câu trả lời đơn giản và dễ hiểu là “Thật kinh hoàng”...
ĐỂ THẤY NHỮNG NỤ CƯỜI RẠNG RỠ TRÊN CÁC NẺO ĐƯỜNG VIỆT NAM
 
Nếu chúng ta hỏi bất kì một bạn bè quốc tế hay khách du lịch nào trên đường phố Việt nam là “Bạn cảm nhận thế nào về tình hình ATGT ở Việt nam? ” thì chúng ta sẽ nhận được một câu trả lời đơn giản và dễ hiểu là “Thật kinh hoàng”. Còn công dân Việt Nam không phải ai cũng hiểu sự kinh hoàng đang tồn tại trong giao thông Việt Nam đó là do sự vô tình và cố ý vi phạm luật Giao thông của mỗi chúng ta tạo nên.
Để mang lại sự cân bằng trong suy nghĩ của người dân khi ra đường và để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, phấn đấu giảm tỷ lệ tai nạn giao thông mà Đảng và nhà nước đã vạch ra, tác giả xin có những ý kiến đóng góp khiêm tốn như sau:

Trước mắt:
1)                 Giải quyết cấp bách vấn đề tăng cường quân số cho lực lượng CSGT. Đối với một tỉnh hay một thành phố không thể có số lượng CSGT quá ít ỏi như hiện nay. Trong khi có hàng trăm, hàng nghìn các con phố, các ngả đường. Mỗi chiến sĩ cảnh sát sẽ là người nắm thực trạng và sát thực nhất với tình hình giao thông trên mỗi tuyết đường. Kiểm tra, sử lí và kịp thời nhắc nhở người dân khi vi phạm tại hiện trường đồng thời đóng góp lên trên những giải pháp thực tế nhất.

2)                 Xây dựng các trạm (bốt) CSGT trên ranh giới giữa các tỉnh, thành và trên các trục đường liên tỉnh, trên các cửa ngõ dẫn vào thành phố, thị xã. Tạo điều kiện tối đa để các chiến sĩ CSTG hiện diện 24/24 trên đường ở cả trạng thái chuyển động và đứng yên một chỗ. Trong giờ làm việc cần điều động ở mức tối đa quân số cảnh sát có mặt ở các trạm này tránh tình trạng CSGT làm việc “văn phòng”.

3)                 Giải pháp hiện tại là có thể tăng cường sự hiện diện luân phiên của các chiến sĩ CSTG trên các tuyến đường liên tỉnh bằng cách đặt các tấm áp phích CSGT (kiểu hình nộm) bằng kích thước người thật nhằm nhắc nhở người tham gia giao thông không được coi thường luật pháp, tập trung hơn vào việc điều khiển phương tiện giao thông. Tạo tinh thần luôn tuân thủ luật ATGT của lái xe trong mọi nơi, mọi lúc.

4)                 Trên những con đường cấp 3 trở lên, đường nội thành và nội thị cần nhanh chóng kẻ vạch phân cách  và phân luồng hoặc xây dựng những dải hoa, cây cảnh phân cách ở giữa khi điều kiện chưa cho phép XD giải phân cách kim loại.
 
Về lâu dài:
 
1)                  Phân luồng ôtô và xe máy, loại bỏ tình trạng chuyển động hỗn loạn ôtô, xe máy và xe đạp trong 1 dòng lưu thông. Sử phạt nghiêm minh các hình thức vi phạm khi chuyển động không đúng luồng đường quy định.

2)                  Từng bước xoá dần quan niệm “xe lớn phải nhường xe bé” trong lưu thông. Tạo môi trường bình đẳng giữa các loại phương tiện khi đi trên đường. Loại bỏ thói quen coi thường luật ATGT  và quan niệm “người ta phải tránh mình, mình chẳng cần tránh ai” vẫn tồn tại trong đại đa số người dân, nhất là giới thanh niên. Để từng bước làm được điều này cần tuyên truyền cho người dân hiểu về quyền bình đẳng trong lưu thông trên đường giữa xe máy và ôtô. Người chịu trách nhiệm trước pháp luật (cũng như việc phải bồi thường thiệt hại về tài chính) chỉ đối với những người vi phạm luật TG chứ không phải phụ thuộc vào kích thước của xe.

3)                  Đối với các doanh nghiệp vận tải hành khách cần đưa chỉ tiêu an toàn giao thông vào khâu xem xét cấp phát hoặc gia hạn Giấy phép kinh doanh trong vận tải hành khách. Rút giấy phép kinh doanh và xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp đó khi để tài xế doanh nghiệp mình gây tai nạn GT do phóng nhanh, vượt  ẩu, tranh giành khách hoặc sử dụng xe không đảm bảo thông số kỹ thuật trong lưu thông.

4)                  Đưa giáo dục ATGT vào trường học và mẫu giáo. Phổ biến tích cực trên các phương tiện thông tin đại chúng về trách nhiệm gương mẫu đối với con cái của các bậc phụ huynh trong việc tuân thủ ATGT. Tăng cường thời lượng phát sóng của các chương trình tình hình tai nạn GT trên cả nước vào các thời gian khác nhau trong ngày để đưa thông tin 1 cách có hiệu quả tới những tầng lớp khác nhau và lứa tuổi khác nhau trong xã hội.

5)                  Tại các bệnh viện thành phố và thị xã cần tăng cường số lượng xe cứu thương để có thể kịp thời ứng cứu người bị tai nạn GT tại hiện trường hoặc đưa về bệnh viện nơi gần nhất.
 
Trên đây là một số ý kiến nhỏ bé của tác giả nhằm đóng góp cho chương trình hành động vì sự an toàn giao thông của nước nhà. Tác giả mong rằng mỗi công dân Việt Nam hãy có trách nhiệm với chính bản thân mình và với những người xung quanh khi đã ngồi sau tay lái hoặc khi ra đường tham gia giao thông, để cùng nhau xây dựng một xã hội Việt Nam hoàn thiện và tươi đẹp hơn không chỉ riêng đối với chúng ta mà còn đối với bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam.
Xin cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này.
Chúc các bạn một năm mới tham gia giao thông an toàn và hạnh phúc. Và mong được nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ trên các nẻo đường Việt Nam.
 
TMQ (TS Giao thông vận tải)


 

minhquan tran [tranminhquan_vn@yahoo.com.vn]

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)