Ngày 3/2/2000 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Đường thủy nội địa đến năm 2020. Theo đó, ngoài việc nâng cao năng lực của vận tải, bốc xếp hàng hóa..., thì việc đảm bảo “thông luồng, thông tuyến” trên các tuyến sông cũng được chú trọng. Qua đó, sẽ làm thay đổi bộ mặt hạ tầng GTĐTNĐ và gắn liền với công tác đảm bảo ATGT đường thủy.
Ngày 3/2/2000 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Đường thủy nội địa đến năm 2020. Theo đó, ngoài việc nâng cao năng lực của vận tải, bốc xếp hàng hóa..., thì việc đảm bảo “thông luồng, thông tuyến” trên các tuyến sông cũng được chú trọng. Qua đó, sẽ làm thay đổi bộ mặt hạ tầng GTĐTNĐ và gắn liền với công tác đảm bảo ATGT đường thủy.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
Với một hệ thống đường thuỷ nội địa rất lớn gồm hơn 2.360 sông kênh, có tổng chiều dài 42.000 km, cùng các hồ, đầm, phá, hơn 3.200 km bờ biển và hàng nghìn km đường từ bờ ra đảo tạo thành một hệ thống vận tải thuỷ thông thương giữa mọi vùng đất nước, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo, góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Vận tải thuỷ nội địa là một ngành vận tải truyền thống, khả năng phát triển các thành phần kinh tế rộng rãi với khả năng thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn, nhất là cho việc đóng mới phương tiện. Bởi vậy, chỉ trong vài năm gần đây số lượng phương tiện thuỷ tăng mạnh, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây mất ATGT.
Tuy vậy, do việc đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu nên đến nay mới chỉ có hơn 11 nghìn km sông được đưa vào khai thác vận tải, trong đó chỉ có hơn 8 nghìn km sông ngòi được đưa vào quản lý, có đầu tư lắp đặt phao báo hiệu, duy tu thường xuyên hàng năm. Đặc biệt, trên các sông kênh còn nhiều chướng ngại vật, cụ thể là các bãi cạn, cầu đường bộ tĩnh không thấp, khẩu độ hẹp; các công trình thuỷ lợi không có âu tàu; sự lấn chiếm lòng và bờ sông để xây dựng đăng đáy, nhà cửa... đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đường thuỷ.
Đầu tư cho hạ tầng để bảo đảm TT ATGT đường thủy
Theo đánh giá của Cục ĐSVN thì trong một thời gian dài hạ tầng GTVT ĐTNĐ còn yếu kém, ở dạng tự nhiên, ảnh hưởng tới chất lượng vận tải và ATGT, vì vậy cần có kế hoạch cải thiện hệ thống luồng tuyến, báo hiệu, cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ như: phương tiện kiểm tra tuyến, tàu cẩu phao, tàu công trình, hệ thống thông tin liên lạc, các vị trí neo đậu, tàu cứu hộ cứu nạn thông qua các dự án đầu tư theo quy hoạch đã phê duyệt. Trong đó có việc nhanh chóng cải tạo đảm bảo chuẩn tắc kĩ thuật các luồng vận tải chính để tàu chạy ba ca...
Đặc biệt, ngày 3/2/2000 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Đường thuỷ nội địa đến năm 2020. Theo đó, ngoài việc nâng cao năng lực của vận tải, bốc xếp hàng hoá..., thì việc đảm bảo “thông luồng, thông tuyến” trên các tuyến sông cũng được chú trọng, đây là “cánh cửa” rộng mở đối với lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ.
Trong đó, tập trung nâng cấp, cải tạo các luồng tuyến chính, trọng tâm là đưa vào cấp các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 1: Cửa Đáy - Ninh Bình, Lạch Giàng - Hà Nội, sông Tiền, sông Hậu; Các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 2: từ Việt Trì, Hà Nội, Ninh Bình đi Hải Phòng, Quảng Ninh qua sông Đuống và sông Luộc; Các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 3: từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau (qua kênh Xà No), đi Kiên Lương (qua kênh Rạch Giá và qua kênh Tháp Mười Tứ giác Long Xuyên); Các tuyến khác tận dụng điều kiện thiên nhiên kết hợp với cải tạo luồng để đạt tiêu chuẩn tuyến sông cấp 3 hoặc cấp 4.
Ngoài ra, theo quy hoạch sẽ hiện đại hóa hệ thống báo hiệu đường thủy phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho đóng mới, sửa chữa tàu sông, hoa tiêu, cảng vụ, trục vớt cứu hộ đường sông ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ... Thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy nói trên, chẳng những nâng cao năng lực vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn thiết thực góp phần bảo đảm TT ATGT.