Trong những tháng đầu năm là khoảng thời gian có nhiều tác động khách quan đến tình hình trật tự ATGT trên phạm vi cả nước. Những cơn mưa ở miền Bắc làm cho mặt đường ẩm ướt, trơn trượt và sương mù hạn chế tầm nhìn trên các tuyến giao thông; thời tiết chuyển mùa ở phía Nam trở thành yếu tố không thuận lợi cho các phương tiện lưu thông. Đặc biệt mật độ phương tiện tham gia giao thông cao hơn các tháng trong năm do nhu cầu đi lại của nhân dân tăng. Các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo đảm trật tự ATGT nên TNGT quý I năm 2009 đã giảm về số vụ, số người chết, tuy nhiên, tình hình trật tự ATGT vẫn còn những diễn biến hết sức phức tạp.
Trong những tháng đầu năm là khoảng thời gian có nhiều tác động khách quan đến tình hình trật tự ATGT trên phạm vi cả nước. Những cơn mưa ở miền Bắc làm cho mặt đường ẩm ướt, trơn trượt và sương mù hạn chế tầm nhìn trên các tuyến giao thông; thời tiết chuyển mùa ở phía Nam trở thành yếu tố không thuận lợi cho các phương tiện lưu thông. Đặc biệt mật độ phương tiện tham gia giao thông cao hơn các tháng trong năm do nhu cầu đi lại của nhân dân tăng. Các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo đảm trật tự ATGT nên TNGT quý I năm 2009 đã giảm về số vụ, số người chết, tuy nhiên, tình hình trật tự ATGT vẫn còn những diễn biến hết sức phức tạp.
* Vẫn còn xảy ra nhiều vi phạm
Theo thống kê của Uỷ ban ATGT Quốc gia, quý I năm 2009, trên phạm vi toàn quốc đã xảy ra 3220 vụ tai nạn, làm chết 3032 người và bị thương 2106 người. So với quý I năm 2008, giảm 55 vụ (giảm 1,7%); giảm 15 người chết (giảm 0,5%) và tăng 37 người bị thương (tăng 1,8%). Tuy nhiên TNGT đường bộ nghiêm trọng trên đường bộ, đường thuỷ diễn phức tạp, đã xảy ra 45 vụ TNGT đường bộ , làm chết 134 người và bị thương 99 người , so với cùng kỳ số vụ không tăng, không giảm, tăng 10 người chết và 12 người bị thương; trên đường thuỷ nội địa xảy ra vụ TNGT thảm khốc tại Quảng Hải, Quảng Trạch, Quảng Bình.
Qua phân tích cho thấy, TNGT đường bộ chiếm tới 94,8% số vụ, 93,7% số người chết và 96,1% số người bị thương. Trong đó đối tượng gây tai nạn chủ yếu là lái môtô, xe gắn máy, chiếm 64,2% số vụ, lái ôtô gây ra 29,4% , người đi bộ gây ra 4% số vụ, tỷ trọng số vụ do ôtô và người đi bộ gây ra tăng hơn mức trung bình các năm trước đây. Địa bàn xảy ra tai nạn chủ yếu trên tuyến quốc lộ chiếm tỷ lệ lớn, với 48,2%, tỉnh lộ là 17%, nội thành, nội thị xảy ra 15,8%..., trong đó tỷ lệ số vụ tai nạn xảy ra trên các tuyến đường cấp huyện trở xuống có chiều hướng gia tăng đáng kể. Các vi phạm dẫn đến TNGT là do đi không đúng phần đường (26,4%); quá tốc độ cho phép là 15,6%...Trên đường thuỷ, nguyên nhân chính gây TNGT là do người điều khiển vi phạm quy tắc tránh vượt hoặc quy tắc chống va trôi và đâm vào chướng ngại vật; người chết là do không sử dụng dụng cụ cứu sinh...; “thủ phạm” chính gây ra những vụ TNGT đường sắt là ôtô, xe máy, người đi bộ vượt qua đường sắt không chú ý quan sát hoặc cố tình vượt qua đường ngang, tầm nhìn của tài xế bị che khuất do lấn chiếm hành lang an toàn.
Trong thời gian qua, vấn đề ùn tắc giao thông đô thị ở thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã trở nên nghiêm trọng hơn. ở Hà Nội tăng 33 vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc cục bộ từ 30 phút trở lên và hiện còn 124 vị trí tiềm ẩn nguy cơ ùn tắc; ở thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm trở lại đây số vụ ùn tắc kéo dài và số vị trí thường xuyên ùn tắc cũng tăng lên đáng kể. Thống kê, trên phạm vi cả nước trong quý I năm 2009 xảy ra 54 vụ ùn tắc kéo dài hơn 1 giờ, trong đó Hà Nội chiếm tới 19 vụ, Tp Hồ Chí Minh 17 vụ, Quảng Ninh 3 vụ...
* Tập trung vào các công tác trọng tâm
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình trật tự ATGT, Uỷ ban ATGT quốc gia đề nghị các cơ quan thành viên Uỷ ban tập trung cao độ thực hiện một số trọng tâm trong quý II và III năm 2009. Theo đó, Luật GTĐB sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009, kèm theo đó sẽ phải ban hành 10 Nghị định của Chính phủ và 32 Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan. Cho đến nay, chưa dự thảo Nghị định nào hoàn thành thủ tục trình Chính phủ, trong đó có 7 Nghị định do Bộ GTVT chủ trì và 2 Nghị định do Bộ Công an chủ trì đều đang trong giai đoạn lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp liên quan. Phấn đấu trình Chính phủ dự thảo Nghị định vào cuối tháng 6/2009. Theo kế hoạch của Bộ Công an, đến nay đã ban hành được 4/7 Thông tư hướng dẫn theo thẩm quyền. Theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 của Bộ GTVT thì đến trước ngày 1/7/2009 sẽ ban hành được 14/17 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật GTĐB (sửa đổi).
Do đó, công tác tuyên truyền , phổ biến pháp luật sẽ tập trung cao độ vào Luật GTĐB, mà trọng tâm là: quy tắc giao thông (lưu thông đúng làn đường, phần đường cho phép; nghiêm cấm vượt đèn đỏ; tránh vượt, đỗ dừng đúng quy định, đội MBH cho trẻ em; nghiêm cấm sử dụng rượu bia trước khi lái xe; thực hiện giai đoạn II kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt; các điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ.
Công tác tuyên truyền hướng vào mục tiêu xây dựng nếp sống văn hoá trong giao thông bằng các thể hiện cụ thể: tuân thủ pháp luật và biết nhường đường cho người đồng hành và người đi bộ. Hoạt động tuyên truyền trong “Tháng ATGT” năm nay khởi động việc phát động phong trào “Mọi người chung tay xây dựng văn hoá giao thông”. Đối tượng tuyên truyền tập trung là lái xe ôtô, người điều khiển môtô, xe gắn máy, thanh thiếu niên trong trường học.
Trong quý II và III hàng năm có nhiều thời điểm mật độ người và phương tiện tham gia giao thông rất cao; với các ngày nghỉ lễ dài, các lễ hội du lịch khắp mọi miền đất nước, kỳ thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng và tuần lễ khai giảng năm học mới các cấp, mùa mưa bão cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến ATGT...Do đó công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm phải thường xuyên và bao quát hết địa bàn, đồng thời tập trung lực lượng ở các địa bàn chủ yếu.
Tổng cục Cảnh sát đã có Công điện số 46 ngày 20/4/2009 chỉ đạo các lực lượng cảnh sát mở đợt cao điểm bảo đảm TTATGT từ 20/4 đến 15/7/2009. Xử lý vi phạm là biện pháp hỗ trợ có hiệu quả công tác tuyên truyền, công tác xử lý cần tập trung vào đối tượng là người điều khiển ôtô và môtô theo các chuyên đề: xe chở khách chạy quá tốc độ, lưu thông không đúng làn đường, đỗ dừng đúng nơi quy định, các vi phạm về tránh vượt, sử dụng rượu bia, không đội MBH; tăng cường xử lý vi phạm của thanh thiếu niên nhằm ngăn chặn tình trạng “nhờn luật” của đối tượng này.
Lực lượng Thanh tra giao thông cần tập trung xử lý việc đón trả khách không đúng nơi quy định, xe tải chở quá tải hoặc quá khổ giới hạn, các vi phạm hành lang ATGT.
ĐT