Có thể khẳng định, hiện nay TNGT thường ít xảy ra tại các vị trí có sự giám sát chặt chẽ của CSGT như ngã ba, ngã tư và nơi có chốt trực của CSGT. Lý do là tại những nơi này, người tham gia giao thông thường chấp hành tốt Luật Giao thông bởi họ biết rằng mình đang được giám sát chặt chẽ. Do vậy, nếu sử dụng camera để giám sát người dân tham gia giao thông thì chắc chắn TNGT sẽ giảm.
Có thể khẳng định, hiện nay TNGT thường ít xảy ra tại các vị trí có sự giám sát chặt chẽ của CSGT như ngã ba, ngã tư và nơi có chốt trực của CSGT. Lý do là tại những nơi này, người tham gia giao thông thường chấp hành tốt Luật Giao thông bởi họ biết rằng mình đang được giám sát chặt chẽ. Do vậy, nếu sử dụng camera để giám sát người dân tham gia giao thông thì chắc chắn TNGT sẽ giảm.
Camera ở đây không hẳn chỉ là camera gắn tại các tuyến đường giao thông như ở một số nước vẫn làm mà là “camera nhân dân”. Có nghĩa là mọi người dân đều có quyền giám sát, mỗi người có thể dùng các phương tiện cá nhân của mình như: máy ảnh, máy quay để ghi lại các hành vi vi phạm Luật Giao thông. Nếu các tư liệu này chứng minh được thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm và được gửi cho cơ quan có trách nhiệm thì phương tiện vi phạm cũng bị xử lý như bị các lực lượng có trách nhiệm phát hiện.
Để thực hiện được điều này tất nhiên phải có chế độ thưởng hợp lý đối với cá nhân có công phát hiện và cũng phải xây dựng được một cơ chế nhất định trong thực hiện, tránh các trường hợp như: trùng lặp, phát hiện trước - phát hiện sau, dựng cảnh để vu khống cho người khác...
Bên cạnh đó, để kéo giảm TNGT thì ngoài việc nâng cao ý thức người tham giao thông thì cũng cần xây dựng hạ tầng giao thông thật tốt. Hiện nay, các biện pháp như cấm xe, đèn đỏ được rẽ phải hay không rẽ phải... chỉ là giải pháp tình thế. Tuy nhiên vấn đề xây dựng hạ tầng giao thông không phải muốn là làm được, nó liên quan đến rất nhiều bộ, ngành.
Điều quan trọng nhất là phải xuất phát từ khâu quy hoạch, nhất là ở các thành phố lớn. Các thành phố khi đã làm xong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thì khi mở đường cũng phải tính đến thực hiện quy hoạch chi tiết ngay. Chẳng hạn, khi mở đường Đào Tấn thì toàn bộ khu đất xung quanh đường Đào Tấn trong quy hoạch đã được xác định (đến đường Đội Cấn chẳng hạn) tiến hành xây dựng các công trình theo đúng quy hoạch chi tiết, mà chủ yếu là xây dựng các nhà cao tầng theo tiêu chí thành phố hiện đại.
Các hộ dân đang sinh sống trong khu vực giải toả được chuyển tạm thời ra ngoài khu vực. Có thể xây các chung cư ở ngoại ô để tạm thời đưa dân ra đấy ở. Các hộ dân này không được đền bù bằng tiền mặt vì như thế sẽ rất khó đáp ứng mà được đền bù bằng căn hộ có thể là nhiều căn trên cơ sở xác định số nhân khẩu đang sinh sống, diện tích đất bị thu hồi, vị trí đất...
Các chủ đầu tư xây dựng khu chung cư sẽ bán các căn hộ còn lại ngoài các căn hộ đã đền bù để lấy tiền xây dựng. Như vậy dần dần sẽ có được 1 thành phố rất hiện đại theo quy hoạch đã được định trước, vấn đề hạ tầng giao thông lúc đó sẽ được giải quyết ổn thỏa.
Hoàng Văn Thanh