Cần nhưng giải pháp đồng bộ

Thứ hai, 05/03/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
  Trong năm 2006 thiên tai bão, lũ đã gây thiệt hại  lớn về người và của cho nước ta. Nhưng qua số liệu thông kê được đăng tải trên các báo thì  thiệt hại về người do TNGT gây ra còn lớn hơn nhiều lần ( năm 2006 là 12.000 người ). Nếu như thiệt hại do bão, lũ  là do thiên tai gây ra, mà thiên tai thì ai cũng biết sức mạnh  thật là khủng khiếp...

 Người gửi: VŨ TUẤN
E-mail: in-nld@hcm.vn.vnn

    Trong năm 2006 thiên tai bão, lũ đã gây thiệt hại  lớn về người và của cho nước ta. Nhưng qua số liệu thông kê được đăng tải trên các báo thì  thiệt hại về người do TNGT gây ra còn lớn hơn nhiều lần ( năm 2006 là 12.000 người ). Nếu như thiệt hại do bão, lũ  là do thiên tai gây ra, mà thiên tai thì ai cũng biết sức mạnh  thật là khủng khiếp vượt quá khả năng và trí tuệ của con người. Nhưng thiệt hại do TNGT gây ra  chỉ riêng năm 2006 là 12.000 người còn lớn hơn nhiều lần so với thiệt hại do thiên tai,  thì lại do  sự chủ quan, bất cẩn, vô trách nhiệm của chính con người gây ra. Nếu nguyên nhân do thiên tai, con người khó kiểm soát chủ động được hoàn toàn, thì nguyên nhân do TNGT con người hoàn toàn kiểm soát được.

    Vậy tại sao thiệt hại  cứ vẫn xẩy ra gây thảm họa cho nhiều gia đình như vậy ?. Theo tôi, trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà cầm quyền từ Trung ương đến địa phương, chúng ta rất dễ nhận diện điều này, đó là: Mỗi công dân Việt nam từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường đã thiếu hẳn sự giáo dục nghiêm túc, đầy đủ kiến thức về Luật giao thông đường bộ và đạo đức công dân khi tham gia giao thông. Vậy trước hết giải pháp căn cơ lâu dài Bộ giáo dục phải xây dựng chương trình chính khóa trong các trường học về giáo dục về luật an toàn giao thông, đạo đức trách nhiệm công dân khi tham gia giao thông. Chính phủ, các cơ quan chức năng từ Trung  ương đến địa phương phải thực thi nghiêm túc luật về an toàn giao thông, có những hình thức xử phạt đủ mạnh làm những ai vi phạm luật  gây TNGT phải sợ không bao giờ tái phạm " người xưa có nói đòn đau nhớ đời" mức xử như hiện nay không đủ mức răn đe.

    Giải pháp tiếp theo là Chính phủ phải có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ; Nếu vài năm trước đây chúng ta nghe nhiều về nạn kẹt xe ở thủ đô Băngkoc Thái Lan thì nay nạn kẹt xe đã được Chính phủ Thái Lan giải quyết xong, ta phải học tập kinh nghiệm của họ. Người Tái làm được, thì người Việt cũng phải làm được chứ. Cùng với đó Chính phủ có chủ trương mở rộng kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đồng thời với việc đề ra giải pháp nhanh chóng giảm số lượng xe máy trên cơ sở tăng cường đến mức tốt nhất các phương tiện giao thông công cộng gồm nhiều thành phần kinh tế cùng làm.

    Giải pháp tiếp nữa theo tôi là Chính phủ, các cơ quan chức năng từ Trung ương đế cơ sở phải thật sự có trách nhiệm, phải vào cuộc như đã vào cuộc trong chống bão vừa qua. Nghĩa là các ban chỉ đạo an toàn giao thông phải hoạt đọng hiệu quả hơn nữa, cấp chính phủ phải do một phó Thủ tướng trưch tiếp làm trưởng ban, các địa phương phải do phó chủ tịch các ủy ban làm trưởng ban. nếu địa phương nào không làm tốt thì phải xử lý nghiêm minh, kể cả phải cách chức những ai vô cảm trước thảm họa của nhân dân do TNGT gây ra. Bởi một lẽ rất giản đơn là nhân dân đóng thuế nuôi công chức và chính quyền, thì công chức và chính quyền phải có bổn phận phải lo đảm bảo an toàn cho dân, không thể có bất cứ lý do gì có thể biện minh nếu TNGT năm sau lại cứ cao hơn năm trước

VŨ TUẤN:in-nld@hcm.vn.vnn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)