Giải Pháp

Thứ sáu, 23/03/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
      Chúng ta bắt đầu từ việc học cấp giấy phép lái xe các loại. Trước hết em xin nói về xe máy, theo như em thấy thì ngày nay việc để có được một tấm bằng lái xe máy quả rất dễ dàng so với trước đây. Chỉ cần học chút ít là có thể thi và lấy GPLX. Chính vì thế nên rất nhiều người điều khiển mô tô xe máy nói chung chưa hiểu

Người gửi: Lê Thế Anh
E-mail: anhtl2003@gmail.com
Lớp 03T2 - khoa công nghệ thông tin
Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.

 

1. Việc cấp giấy phép lái xe (ô tô, xe máy).

    Chúng ta bắt đầu từ việc học cấp giấy phép lái xe các loại. Trước hết em xin nói về xe máy, theo như em thấy thì ngày nay việc để có được một tấm bằng lái xe máy quả rất dễ dàng so với trước đây. Chỉ cần học chút ít là có thể thi và lấy GPLX. Chính vì thế nên rất nhiều người điều khiển mô tô xe máy nói chung chưa hiểu, biết hết luật, các biển báo, biển chỉ dẫn…Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông. Vấn đề này cần có các nhà chức trách tham gia và giải quyết. Đặc biệt là cần làm ngay và làm mạnh để mọi người có ý thức và hiểu biết nhiều hơn đến luật lệ an toàn giao thông. Tại vì em thấy hiện nay việc học thi GPLX chỉ học rất ít, mà trong khi đó việc đó các loại biển báo, biển chỉ dẫn, các câu hỏi và các sa hình thì nhiều. Hiện nay có nhiều người điều khiển xe máy trên đường nhưng có nhiều biển báo nói chung họ không biết. Như vậy chúng ta không nên xem nhẹ việc học thi cấp GPLX nhất là xe máy.

2. Đăng kiểm xe máy theo định kỳ.

    Hiện nay trên địa bàn nước ta em thấy có rất nhiều xem máy đã quá cũ, nhất là một số xe đời cũ và các xe máy của Trung Quốc. Đây là một nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông. Như vậy nhà nước mình cần có biện pháp để các xe máy được đăng kiểm, và những xe không đảm bảo an toàn thì không được phép lưu hành. Đây là một vấn đề lớn vì cả nước ta hiện nay có rất nhiều các loại xe máy. Tuy nhiên nếu thực hiện cần có sự phối hợp của từng địa phương, các ngành liên quan, như vậy em nghĩ cũng khả quan.

3. Biển báo giao thông.

    Đây là một phần không thể thiếu của người tham gia giao thông. Tuy nhiên hiện nay em thấy có nhiều nơi biển báo hoặc bị che khuất hoặc bị hư hỏng. Vậy cần các bộ ngành liên quan phối hợp khắc phục sớm.

4. Khắc phục tình trạng để vật liệu xây dựng lấn chiếm đường giao thông.

    Vấn đề một số hộ dân khi xây dựng nhà cửa thường để vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi…) lấn chiếm vỉa hè và thậm chí cả lòng đường, trong khi đó thời gian dài gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông. Điều này không chỉ riêng địa phương nào mà em thấy nhiều nơi như thế. Như vậy cần có các lực lượng có trách nhiệm đến để nhắc nhở và khắc phục. Tại vì khi để vật liệu xây dựng không đúng chỗ như vậy mà người từ nơi khác đến thì sẽ không quen và rất nguy hiểm.

5. Khắc phục tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên các con đường trung tâm đô thị.

    Theo như em thấy thì tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm để hoạt động kinh doanh, buôn bán, chợ cóc, quán cóc, ăn uống, sửa chữa xe máy, ô tô…rất phổ biến hiện nay. Chính vì điều này mà người đi bộ rất khó khăn để đi trên vỉa hè (có khi còn không có chỗ đi) cho nên họ sẽ đi dưới lòng đường, và như vậy thì ai đảm bảm được an toàn cho họ. Trong khi đó họ không thể nói với những người sử dụng vỉa hè vào mục đích riêng. Ngoài ra nhiều vùng sản xuất nông nghiệp (ngoài đô thị) còn lấy mặt đường làm sân phơi lúa, rơm rạ, khoai sắn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần đưa tin về những vụ tai nạn giao thông như thế rồi. Chính vì thế nên chúng ta cần phải làm kiên quyết vấn đề này.

6. Cần nâng cao ý thức người dân

    Bằng cách nếu ai đó vi phạm thì cảnh sát GT thông báo về cơ quan, đơn vị, trường học hoặc địa phương và sẽ cắt khen thưởng, hạ thi đua xếp loại và coi như là một tiêu chuẩn để đánh giá rèn luyện, hạnh kiểm của học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức và nhân dân. Ở mức cao hơn sau này cần đem ATGT vào làm một môn học cho học sinh cấp 2, 3 (đây là đánh vào quyền lợi của mọi người). Điều này nói vậy nhưng em nghĩ khi thực hiện lại lại cả một vấn đề. Tại vì khi mà đã như vậy thì phải đòi hỏi tới lương tâm và đạo đức nghề nghiệp của người CSGT. Bởi lẽ giả sử một người vi phạm là anh em quen biết hoặc đôi khi là những người cán bộ chẳng hạn thì quả là làm khó cho CSGT.

7. Đạo đức nghề nghiệp của CSGT.

    Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng, các đồng chí CSGT phải làm hết trách nhiệm. Điều này cần thiết vì khi lực lượng CSGT mà làm việc tốt, trách nhiệm cao và có uy tín đối với nhân dân thì họ sẽ tôn trọng luật giao thông hơn (đây là vấn đề tâm lý). Đặc biệt là khi vắng mặt CSGT thì người ta sẽ gọi họ một cách dễ nghe hơn. Có thể nhìn sơ qua thì thấy nó đơn giản vậy nhưng thực hiện thì rất khó đồng thời em tin rằng kết quả đạt được cũng không nhỏ đâu.

8.  Xây dựng các chốt kiểm tra kiểm soát cả về xe khách và xe tải.

    Em thấy lâu nay CSGT làm nhiệm vụ liên tục như vậy mà vấn đề chở quá người đối với xe khách, quá tải đối với xe tải đâu có gì khác đâu. Theo em nghĩ thì các trạm này phải đặt ở hai đầu cửa ngõ của mỗi địa phương (nhất là các địa phương có quốc lộ 1A đi qua) có nhiệm vụ là phát hiện và ngăn chặn ngay các xe chở quá người, quá tải. Vì khi một chiếc xe mà chở quá tải hay quá số người thì tiềm ẩn nguy cơ tai nạn và nếu có xảy ra tai nạn thì lại nghiêm trọng hơn.  Đồng thời chúng ta cũng lập ra một tổ thanh tra đặc biệt đi kiểm tra trên địa bàn các địa phương. Nếu địa phương nào không làm tốt thì cán bộ phải chịu trách nhiệm. Chúng ta cần làm như vậy thì mỗi địa phương đều sẽ xó trách nhiệm hơn khi đó hiệu quả chắc sẽ khả quan.

9.  Cho phép tốc độ tối đa ngoài đô thị cao hơn hiện nay.

    Ngày nay đường giao thông (nhất là quốc lộ 1A) được cải thiện cùng với nó là chất lượng xe tốt hơn, do vậy khu vực ngoài đô thị nên cho phép các loại xe chạy với tốc độ tối đa cao hơn, để khi vào đô thị sẽ chạy chậm lại, và như vậy ít ảnh hưởng đến thời gian của lộ trình. Tại vì có một số nhà xe khi chạy họ phải nằm trong áp lực của thời gian. Mà tai nạn GT xảy ra trong đô thị mới nhiều.

10. Hạn chế trâu bò thả rông.

    Các địa phương cần có giải pháp tốt để ngăn chặn trâu, bò, chó chạy rông trên đường. Khi đang lưu thông trên đường với tốc độ cao và tải trọng nặng mà gặp những trường hợp như thế thì rất nguy hiểm. Thậm chí có một số người dân không tốt, nếu mà lỡ đụng phải trâu, bò… của họ thì lái xe phải bồi thường và gây khó dễ.

11. Lắp đặt camera quan sát.

    Nếu có thể thì ở một số chỗ đường giao nhau (ngã ba, ngã 4…) mà thường xảy ta tai nạn nên có các máy camera quan sát. Mặc có nhiều nơi đã có đèn báo, nhưng những lúc không có CSGT thì đèn ít có tác dụng, hơn nữa có một đèn báo không hoạt động liên tục nên các chỗ giao nhau vẫn nguy hiểm do tốc độ các phương tiện cao. Nhằm hạn chế các loại phương tiện đến chỗ giao nhau mà vẫn không giảm tốc độ. Nếu vi phạm thì phạt thật nghiêm minh, để lấy tiền phạt để bù lại tiền lắp đặt hệ thống. Bất kể xe nào mà vi phạm nếu không bắt xử lý tại chỗ thì có thể lưu (nhờ có camera) biển kiểm soát lại và về địa phương xử phạt.

12.  Xử phạt thật nghiêm minh để có tính chất răn đe.

    Ngoài ra em thấy so với hiện nay thì hình thức phạt hành chính nhẹ nên chưa đủ răn đe và làm gương cho người khác. Do vậy chúng ta nên áp dụng biện pháp phạt nặng hơn đồng thời những người vi phạm nhiều lần thì nên áp dụng thêm biện pháp cho đi lao động để rèn luyện trong giờ hành chính, như vậy thì những người mà làm việc ở các cơ quan, công ty… sẽ “ngại” vi phạm hơn. Phải làm thật mạnh tay khi đó trong mỗi người mới hình thành được một cái gọi là sợ vi phạm luật lệ an toàn giao thông (vì vi phạm thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiền bạc và công việc của mình). Tất nhiên cũng không phải là sẽ thẳng tay mà làm. Như vậy sẽ làm phẫn nộ trong quần chúng nhân dân. Ở đây hình thức xử lý nặng chỉ áp dụng cho các trường hợp cố tình vi phạm hoặc là vi phạm nhiều lần.

13. Nói không với mãi lộ.

    Điều này quả là rất khó, vì lâu nay đối với các nhà xe đường dài đây coi như là “luật bất thành văn” rồi, hơn nữa CSGT cũng như vậy nữa. Nếu muốn chấm dứt tình trạng này thì không những cần sự phối hợp của nhân dân, cán bộ và nhất là các đồng chí CSGT làm nhiệm vụ trực tiếp trên các con đường. Giải thích tại sai lại cần nói không với mãi lộ: chúng ta đứng trên góc độ mục đích, đơn giản rằng vì sao các nhà xe lại phải làm như thế vì: một là chở quá tải, quá khổ, cồng kềnh, quá người, xe quá hạn đăng kiểm, … Mà tất cả những xe như vậy thì theo nguyên tắc là không được phép tham gia giao thông. Vậy họ “làm luật” với CSGT để xe mình được phép tham gia giao thông, như vậy thì có phải là mất an toan giao thông không, nói thế thì các đồng chí CSGT là gián tiếp gây ra một số các vụ tai nạn giao thông trên đường. Suy cho cùng thì họ đang làm trái với nhiệm vụ mà họ mang trên mình.

    Vì khi nhà nước sinh ra họ trên các con được là nhằm làm cho tình hình trật tự an toàn giao thông được tốt hơn. Ở trên mục 8 có nói đến nên lập ra các chốt kiểm tra kiểm soát, thế nhưng đấy là do CSGT làm nhiệm vụ chưa tốt chứ nếu như mà CSGT mà làm tốt phần việc của họ thì các chốt này cũng ít có việc mà làm. Nói chung lại là để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông như hiện nay chúng ta cần làm nhất là cải thiện con người. Đặc biệt là các cán bộ tham gia giữ gìn an toàn giao thông. Mà đây là vấn đề chuyên môn riêng của ngành nên chắc chắn ngành đó sẽ có biện pháp tốt để khắc phục. Sau đó là đến người tham gia giao thông. Vấn đề này đã có nói ở trên, tức là thái độ của người tham gia giao thông.

 



Lê Thế Anh:anhtl2003@gmail.com

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)