Hạ tầng với giao thông

Thứ sáu, 09/03/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
hư chúng ta biết, mỗi ngày trung bình có trên 40 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông đường bộ có nghĩa là cứ khoảng 10 ngày chúng ta chứng kiến số người tương đương số hành khách của 1 chiếc máy bay boing 777 ra đi. 
Người gửi: Tran Dung
E-mail: janco@vnn.vn
 

 

    Trước hết, với tư cách là một công dân, tôi rất hoan nghênh ý tưởng về việc Bộ giao thông vận tải đưa ra một diễn đàn về vấn đề an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn.
    Như chúng ta biết, mỗi ngày trung bình có trên 40 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông đường bộ có nghĩa là cứ khoảng 10 ngày chúng ta chứng kiến số người tương đương số hành khách của 1 chiếc máy bay boing 777 ra đi. Trong khi 1 chiếc máy bay như vậy xảy ra tai nạn thì cả thế giới đau xót còn vấn đề của chúng ta thì nhiều năm nay vẫn chưa được giải quyết.
Theo bản thân tôi, để giải quyết được vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông thì cần có những giải pháp tổng thể mà cụ thể gồm mấy vấn đề chính:
1. Cải thiện hạ tầng cơ sở
2. Quy hoạch đô thị theo chiến lược dài hạn
3 Nâng cao ý thức người dân
4. Áp dụng các phương thức kiểm soát giao thông hiện đại


1 Hạ tầng cơ sở:
A. Các tuyến quốc lộ:

Hiện tại vấn đề tai nạn giao thông trên tuyến đường quốc lộ số 1 từ Bắc vào Nam được coi là nóng bỏng nhất. Hơn thế nữa, đây là tuyến đường quan trọng nhất từ Bắc vào Nam trên địa hình đất nước trải dài theo chiều dọc. Tuyến đường cũ đi qua hầu hết các đô thị dọc theo tuyến đường vì vậy mặc dù có rất nhiều tuyến đường nóng bỏng về giao thông nhưng theo tôi giải quyết được một tuyến đường cao tốc Bắc Nam với các dải phân cách cứng, nhiều làn đường sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề kể cả giao thông nội thị của các đô thị mà tuyến đường 1A cũ đi qua. Hơn thế nữa, tuyến đường này sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội do thời gian di chuyển giữa các khu vực địa lý sẽ ngày càng ngắn hơn. Chúng ta có thể rút ra bài học từ đất nước láng giềng Trung Quốc với hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc vay vốn ODA và thu lại từ lệ phí giao thông để có những con đường như vậy.
B. Trong đô thị:

Bộ giao thông vận tải cần kiến nghị lên chính phủ để các đô thị có quy hoạch cụ thể, đặc biệt có sự kết hợp giữa các ngành như giao thông, điện lực, nước sạch, nước thải, bưu điện... cũng như sở quy hoạch và UBND thành phố để có những quy hoạch hợp lý, rõ ràng, minh bạch để tránh tình trạng người làm người sửa, người xây đường, người đào bới qua đó hạn chế lãng phí ở các cơ quan phục vụ cơ sở hạ tầng công.
Xây dựng các công trình giao thông nên gắn liền với lợi ích kinh tế và lợi ích sử dụng. Một ví dụ đơn giản là các đường hầm hoặc cầu vượt qua đường ở VN đang biến thành chỗ gây mất vệ sinh, sinh hoạt của các tệ nạn xã hội thì ở các nước các đường hầm này luôn thành các cửa hàng buôn bán sầm uất qua đó chủ cửa hàng và các cơ quan chức năng cùng nhau giám sát các tệ nạn nói trên. Trong khi nhu cầu về cửa hàng buôn bán tại VN đang rất cao thì việc kết hợp này chắc chắn sẽ có hiệu quả

2. Các quy hoạch thành phố cần có tầm nhìn xa đến 50 năm qua đó không có nhiều tuyến đường quá tải,  khi tắc đường người đi lại có nhiều tuyến đường thay thế,. Hình thức quy hoạch theo kiểu "ô bàn cờ" mà thành phố Đà nẵng thực hiện cũng là một phương án cần tham khảo.

3 .Thường xuyên có các chương trình phổ biến kiến thức giao thông cho nhân dân mang tính thiết thực, đi sâu vào thực tế, hành động nhỏ mang tính thực tiễn cao nhưng là nguyên nhân nóng bỏng không nên đi vào lý thuyết chung chung như: đi bộ qua đường đúng nơi, đi xe máy đúng làn, chuyển làn trước khi chuyển hướng giao thông, đội mũ bảo hiểm, sử dụng dây an toàn khi điều khiển xe ô tô... Đặc biệt nên giáo dục lực lượng cán bộ trong ngành giao thông, các giáo viên dạy lái xe ô tô , xe máy trước, rồi đến các ngành khác thuộc chính phủ rồi mới đến người dân.

4. Áp dụng các biện pháp quản lý giao thông hiện đại: quản lý bằng camera, điều khiển giao thông điện tử ... hạn chế việc sử dụng công an giao thông vừa dễ gây tiêu cực lại hay có các "sáng kiến" chống chế của người điều khiển giao thông.

Ngoài ra cũng cần nêu thêm những biện pháp khác ví dụ như các nhà sản xuất xe máy, ô tô cần phải được giám sát và có những yêu cầu cao hơn về tính an toàn. Ví dụ như xe ô tô có phân khối trên 1.5 cần có ABS, túi khí trước, túi khí bên...

Hy vọng rằng với những ý kiến nhỏ bé trên sẽ giúp ích cho việc giảm thiểu tai nạn giao thông tại Việt nam

 

Tran Dung:janco@vnn.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)