Tăng cường công tác quản lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế sau kiểm tra nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường sắt năm 2017

Thứ sáu, 21/07/2017 14:51
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 20/7, Bộ GTVT dã ban hành văn bản số 8016/BGTVT-TTr "tăng cường công tác quản lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế sau kiểm tra nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, xử phạt VPHC năm 2017".

Theo đó, vừa qua, Đoàn kiểm tra Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Cục Đường sắt Việt Nam. Qua kiểm tra cho thấy, Cục Đường sắt Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt; quy trình thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính cơ bản được thực hiện theo quy định pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Để nâng cao hơn nưa chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường sắt, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính được Đoàn kiểm tra nêu trong Biên bản kiểm tra số 18/BB-ĐKTr ngày 28/6/2017 đối với đơn vị; báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Thanh tra Bộ) kết quả thực hiện trước ngày 15/8/2017 trong đó tập trung: Xác định mô hình hoạt động của bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Cục phù hợp quy định tại Thông tư số 64/2013/TT-BGTVT để phát huy hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành; Bố trí trang thiết bị làm việc tối thiểu đáp ứng yêu cầu công tác cho lực lượng công chức thanh tra; tăng cường kinh phí cho hoạt động thanh tra chuyên ngành nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

Bên cạnh đó, Cục Đường sắt Việt Nam triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm theo đúng Kế hoạch thanh tra đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; trường hợp có điều chỉnh kế hoạch thanh tra thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 57/2013/NĐ-CP và khoản 3 Điều 24 Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT; Tăng cường thực hiện thanh tra theo đoàn để đánh giá toàn diện, kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường sắt; triển khai các cuộc thanh tra theo đoàn bảo đảm đúng thời hạn về việc công bố quyết định thanh tra, lập báo cáo kết quả thanh tra, ban hành kết luận thanh tra; xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra độc lập bảo đảm nội dung, phạm vi phù hợp với thời gian tiến hành thanh tra theo quy định; Tiếp tục đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 04/06 kết luận thanh tra ban hành trong năm 2016 để đảm bảo các kết luận thanh tra được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đồng thời, chỉ đạo công chức thanh tra tăng cường kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường sắt, đặc biệt là các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam nhằm phát huy hiệu lực của quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường sắt; Lập sổ theo dõi, quản lý ấn chỉ thể hiện số liệu tổng hợp ấn chỉ in ấn, cấp phát, đã sử dụng, số tồn, số bị hỏng và ghi rõ lý do hỏng ấn chỉ (đối với biên bản bị hỏng, có báo cáo giải trình nêu lý do ấn chỉ hỏng của người viết biên bản và xác nhận của lãnh đạo trực tiếp quản lý người viết hỏng ấn chỉ) theo hướng dẫn tại Văn bản số 714/TTr-P3 ngày 15/8/2013 của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.

Bộ GTVT cũng yêu cầu Thanh tra Bộ tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải, trong đó có lĩnh vực đường sắt; nghiên cứu tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Lê Đức

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)