Nằm ở phía bắc thủ đô London (Anh), nhà ga đường sắt tốc độ cao St. Pancras mới cải tạo trên nền công trình năm 1868 vừa được hoàn thành với tổng vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD. Nơi đây được kỳ vọng là công trình vừa đẹp, vừa hiện đại và hoành tráng nhất châu lục
Nằm ở phía bắc thủ đô London (Anh), nhà ga đường sắt tốc độ cao St. Pancras mới cải tạo trên nền công trình năm 1868 vừa được hoàn thành với tổng vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD. Nơi đây được kỳ vọng là công trình vừa đẹp, vừa hiện đại và hoành tráng nhất châu lục
Nhà ga đẹp như một công trình triển lãm nghệ thuật.
Công trình bắt đầu cải tạo cách đây 13 năm, với kỳ vọng sẽ là nơi nối kết London với toàn châu Âu. Vừa qua, ga đã mở cửa cho các chuyến tàu tới Paris, Brussels và tương lai xa hơn nữa đến Cologne, Florence và Madrid. Nhà ga mới cùng với hệ thống đường ray được cải tiến sẽ giúp giảm 30 phút cho chặng đường giữa London và châu Âu. Thời gian đi tới Paris còn 2 giờ 15 phút, trong khi đến Brussels chỉ mất khoảng 1 giờ 50 phút. Các đoàn tàu xuất phát từ đây đều có vận tốc trung bình 300 km/h.
Toàn cảnh công trình nhìn từ trên cao.
Nhà ga cũ được mở cửa lần đầu năm 1868 và là một địa điểm lịch sử, thể hiện sự phát triển qua từng giai đoạn của ngành đường sắt cũng như kiến trúc châu Âu. Trong nhà ga mới có quầy bar lớn nhất ở châu Âu, các không gian đều được kết nối wifi, mái vòm kính tràn ngập ánh sáng. Vào buổi tối, hệ thống đèn chiếu nhiều màu khá ấn tượng làm cho không gian không khác gì một bảo tàng trình diễn các tác phẩm nghệ thuật.
Quang cảnh nhà ga vào buổi chiều tối.
Bức tường đỏ và phần trước của công trình được xây theo kiến trúc Victoria và tháp đồng hồ được giữ lại dành cho St. Pancras. Ấn tượng lớn nhất của nhà ga mới là một hệ thống mái vòm lớn với 15 đường ray, với mục tiêu sẽ phục vụ 10 triệu hành khách hằng năm vào năm 2010.
Nhà ga mới khai trương nhưng khách ra vào đã khá đông đúc.
St. Pancras sẽ là nhà ga duy nhất có thể phục vụ hàng triệu hành khách. Tinh thần đó được thể hiện thông qua một bức tượng cao 9 m ngay sảnh nhà ga với chủ đề “The Meeting Place” (nơi gặp gỡ) do nghệ sĩ người Anh, Paul Day, thực hiện. Bức tượng là hình ảnh một đôi nam nữ tái hợp sau chuyến đi, giúp mọi người nhận ra rằng đôi khi một phần quan trọng của của mỗi chuyến đi chính là được trở về nhà..
Nguồn: dothi