Phát triển cầu vượt lắp ghép nhẹ - giải pháp cho giao thông nội đô

Thứ hai, 21/05/2012 00:00 GMT+7
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội sẽ kéo theo những áp lực giao thông lên các trục đường huyết mạch nối những cụm dân cư lớn nhất Thủ đô.Trong nhiều năm qua, đã có hàng loạt các chính sách và giải pháp được thực hiện để giảm ùn tắc cho giao thông đô thị ở Hà Nội: Từng có nhiều phương án phân làn, đổi nhịp độ tín hiệu được áp dụng nhưng giao thông vẫn ách tắc bởi mật độ phương tiện tham gia giao thông quá cao. Cho nên, những giải pháp này vẫn chưa mang lại những hiệu quả như mong đời.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội sẽ kéo theo những áp lực giao thông lên các trục đường huyết mạch nối những cụm dân cư lớn nhất Thủ đô.Trong nhiều năm qua, đã có hàng loạt các chính sách và giải pháp được thực hiện để giảm ùn tắc cho giao thông đô thị ở Hà Nội: Từng có nhiều phương án phân làn, đổi nhịp độ tín hiệu được áp dụng nhưng giao thông vẫn ách tắc bởi mật độ phương tiện tham gia giao thông quá cao. Cho nên, những giải pháp này vẫn chưa mang lại những hiệu quả như mong đợi.

Vừa qua, sau 3 tháng thi công, hai cầu vượt lắp ghép nhẹ bằng thép đầu tiên tại ngã tư Tây Sơn - Chùa Bộc và Láng Hạ - Thái Hà, TP. Hà Nội đã được đưa vào khai thác. Việc hai cầu vượt lắp ghép nhẹ bằng thép được thông xe đã góp phần cải thiện đáng kể hoạt động giao thông trên hai tuyến đường có mật độ phương tiện lớn nhất TP. Hà Nội.

Trước đây Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã đưa ra một con số về việc đặt cầu vượt tại 2 ngã tư này sẽ tiết kiệm được khoảng 400 tỷ đồng tiền nhiên liệu cho xe cộ mỗi năm .

Xét về hiệu qủa kinh tế tổng thể, giải pháp xây cầu vượt bằng thép được coi là rất ưu việt, thời gian thi công nhanh, ít ảnh hưởng đến môi trường. Phương án này có thể coi là giải pháp hàng đầu cho giao thông nội đô hiện nay. Những lợi ích vô hình, gián tiếp… quy đổi ra có thể lớn hơn gấp nhiều lần cách làm thông thường.


Cầu vượt lắp ghép tại nút giao thông Tây Sơn - Chùa Bộc

sau khi thông xe, giao thông tại khu vực này đã thông thoáng hơn.

Sau khi thông xe, vấn đề còn tồn tại, theo một số lái xe thường lưu thông trên hai trục đường này, là điều chỉnh thời gian của tín hiệu đèn giao thông ở các hướng giao cắt cho hợp lý hơn và tại khu vực giữa hai cầu vượt, trên trục Thái Hà, Thái Thịnh còn khá nhiều hệ thống dây điện, cáp thông tin chằng chịt ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu thông của các phương tiện, khi 2 vấn đề trên được giải quyết dứt điểm thì “bài toán ùn tắc” coi như sẽ được giải xong. Được biết, việc xây dựng hai cây cầu chỉ tốn hơn 130 tỷ đồng, một số tiền hợp lý và xứng đáng được đầu tư.

Phó chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa qua cũng đã yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thành đề án xây dựng 6 cầu vượt lắp ghép, trong đó khởi công xây dựng 3 cầu vượt lắp ghép trong năm nay tại nút giao thông Nam Hồng trên đường Thăng Long - Nội Bài, nút giao đường Lê Văn Lương - Đường Láng và nút giao đường Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng. Theo đó, Sở GTVT đẩy nhanh tiến độ lập dự án xây dựng cầu vượt lắp ghép tại các nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, Bạch Mai - Lê Thanh Nghị...

Kiều Anh

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)