Kế hoạch khôi phục tuyến đường sắt quanh Karachi, Pakistan

Thứ hai, 20/09/2010 00:00 GMT+7
Dự án khôi phục tuyến đường sắt quanh Karachi là một dự án nhằm chuyển đổi tuyến đường sắt cũ quanh Karachi (KCR) thành một hệ thống giao thông công cộng. Tổng chiều dài của tuyến đường sắt dự kiến là 50km và sẽ chi phí cho dự án khoảng 1,58 tỷ $.

Dự án khôi phục tuyến đường sắt quanh Karachi là một dự án nhằm chuyển đổi tuyến đường sắt cũ quanh Karachi (KCR) thành một hệ thống giao thông công cộng. Tổng chiều dài của tuyến đường sắt dự kiến là 50km và sẽ chi phí cho dự án khoảng 1,58 tỷ $.

Khai trương vào năm 1964, tuyến đường KCR cũ bắt đầu từ Drigh Road và kết thúc tại Karachi. Tuyến đường sắt này đã phải ngừng hoạt động vào năm 1999 sau khi chịu những thua lỗ lớn. Tuy nhiên tới năm 2005, kế hoạch khôi phục tuyến đường sắt đã bắt đầu được thực hiện do nh cầu vận chuyển ngày càng tăng của Karachi.

Karachi là một trong những thành phố lớn nhất thế giới với dân số ngày càng tăng. Theo ước tính, dân số thành phố sẽ tăng từ 18.000.000 người năm 2009 lên 27.500.000 người vào năm 2020. Tốc độ tăng dân số đòi hỏi phải có một hệ thống vận tải công cộng hiệu quả.

Năm 2008, một tổ chức bán công, Tổng công ty Giao thông Đô thị Karachi (KUTC) đã được thành lập để thực hiện dự án. Theo kế hoạch dự án được bắt đầu từ năm 2010 và sẽ được hoàn thành vào năm 2014. Sau khi phục hồi, KCR sẽ phục vụ khoảng 700.000 hành khách/ngày.

Tuy nhiên dự án đang gặp trở ngại trong việc thu hồi đất. Một số hộ đã sống bất hợp pháp dọc theo hàng lang KCR. Một kế hoạch hành động tái định cư đã được đề xuất nghiên cứu nhằm xác định và cung cấp đất cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

 


Một mẫu tàu hỏa dự kiến dùng cho tuyến KRC

Một nghiên cứu khả thi phục hồi KCR đã được Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thực hiện năm 2006. Cơ quan Đường sắt Scott Wilson có trụ sở tại Anh đã được chỉ định đề thẩm tra các báo cáo của JETRO.

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ tài trợ cho dự án và tài trợ cho nghiên cứu cuối cùng của nhóm Hỗ trợ đặc biệt cho Dự án Xây dựng (SAPROF).

Nghiên cứu do JETRO chỉ ra rằng dự án nên thực hiện trong hai giai đoạn. Giai đoạn I của dự án dài 28,3km từ Karachi Cantt đến ga Gulistan-e-Johar. Khoảng 9km của đoạn này sẽ được đưa lên cao.

Giai đoạn II dài 14.8km từ Gulistan-e-Johar đến ga Liaquatabad. Đoạn này sẽ có hai tuyến đường sắt chuyên dụng song song với tuyến đường chính.

Giai đoạn II cũng bao gồm một đoạn mở rộng dài 5.9km từ Drigh Road tới sân bay Jinnah. Đoạn mở rộng này sẽ chạy ngầm hoặc chạy trên cao.

KCR sau khi hiện đại hóa sẽ là một tuyến đường khép kín đi qua Cantt Karachi, thành phố Karachi, khu Wazir, Liaquatabad, Depot Hill, Drigh Road và Departure Yard. Đoạn mở rộng ra sân bay sẽ bắt đầu từ Drigh Road và theo đường của Đường sắt Pakistan ra sân bay.

Dự án sẽ bao gồm việc xây dựng 19 hầm và ba cây cầu vượt. Dự kiến sẽ có 23 ga được xây dựng. Các ga này có hệ thống vé điện tử, các máy bán vé, cửa soát vé tự động và hệ thống thang máy

Hiện tại tuyến KCR có khoảng 22 giao cắt đồng mức. Khi đi vào hoạt động dự kiến các giao cắt sẽ bị loại bỏ bằng các hầm chui hoặc cầu vượt.

Các đoàn tàu hoạt động trên tuyến KCR mới theo kế hoạch sẽ là các đoàn tàu điện EMU có thể chuyên chở 1.400 hành khách với tốc độ tối đa 100km/h. Sẽ có khoảng 290 đoàn tàu hoạt động hàng ngày với tần xuất 6 phút một chuyến. Cùng với đó hệ thống thông tin/báo hiệu hiện đại, hệ thống viễn thông, hệ thông kiểm soát tàu tự động (ATC) cũng sẽ được thiết lập cho tuyến đường sắt.

Theo Rail Magazine
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)